Để đọc – Hiểu văn bản Ngữ văn 6
Bộ sách Để đọc – hiểu văn bản Ngữ văn tập hợp được một đội ngũ tác giả là các giáo viên giàu kinh nghiệm và nhiều tâm huyết với nghề nghiệp thuộc các trường trung học phổ thông có uy tín ờ Hà Nội như Trường Chuyên Ngoại ngữ, Trường Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Trường Chu Văn An, Trường M.v. Lômônôxôp.
Từ khi chương trình Ngữ văn trung học cơ sở theo tinh thần cải cách giáo dục đi vào nhà trường, nhiều bộ sách tham khảo ra đời và đã phần nào đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh trong cả nước. Cái mới cùa bộ sách này là ở chỗ tạo nên một hệ thống vừa toàn diện, vừa thiết thực, xuvên suốt cả bốn năm học lớp 6, 7, 8, 9, với một mô hình bài soạn thống nhất, các văn bản được sắp xếp theo trật tư thể loại. Nếu biên soạn theo từng khối lớp, quyến sau không tiếp nối quyến trước, thì dễ sa vào cách làm tản mạn, nhỏ lẻ, không hình thành được hệ thống phương pháp cho học sinh, các năm học không kế thừa được thành quả của nhau.
Xây dựng bộ sách này, chúng tôi muốn khắc phục hạn chế trên, tạo cho người đọc một hệ phương pháp xuyên suốt cấp học, với một cái nhìn mới về chương trình Ngữ văn, từ đó mà tạo ra một hiệu quả mới trong việc học văn. Đế bạn đọc thuận lợi hơn trong việc sử dụng, chúng tôi xin nhấn mạnh hai đặc điểm cấu trúc quan trọng của bộ sách:
– Cấu trúc bộ sách dược xây dựng trên tiêu chí thể loại, vì ý thức về thể loại chính là cơ sở phát triển của văn học, đồng thời là cơ sở để đọc – hiểu (cảm thụ và phân tích) văn bản văn học. Tiêu chí thể loại vừa phù hơp với tinh thần cải cách môn Ngữ văn, vừa giúp tích hợp vơi phần môn Tập làm văn. Tất nhiên, thể loại có tính lịch sử nên chúng tôi sắp xếp văn bản theo hệ thống thể loại kết hợp phần nào với tiến trình lịch sử. Cách làm của chúng tôi tạo ra một chút khác biệt với sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở. nhưng không hề gây trở ngại trong quá trình sử dụng, nếu không muốn nói có phần dễ quan sát hơn hệ thống văn bản trong sách giáo khoa.
– Cấu trúc bài soạn từng văn bản được thống nhất trong toàn bộ sách như sau: ‘
Tên văn bản (…)
‘Tên tác giả (…)
A. Kiến thức cơ bản
I. Tác giả: Nêu ngắn gọn về con người và sự nghiệp văn học của người sáng tác văn bản.
II. Tác phẩm (trọng tâm): Trình bày cô đọng về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, đặc điểm thể loại, vị trí đoạn trích, bố cục, tóm tắt văn bản, đặc biệt là phần nội dung cơ bản (gồm: nội dung khái quát, các khía cạnh chính) và đặc sắc nghệ thuật (gồm những đặc điểm chính về bút pháp tác giả).
B. Kiến thức mở rộng, nâng cao: Tập hợp một số ý kiến nhận xét, đánh giá về tác giả, tác phẩm.
C. Luyện tập: Có hai loại bài tập là trắc nghiệm và tự luận.
Cuối mỗi bộ sách có phần .Gợi ý làm bài. Đây là mô hình biên soạn vừa đáp ứng nhu cầu thiết thực (khắc sâu kiến thức cơ bản một cách dể hiểu, dễ nhớ), vừa nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết về một văn bản (qua việc tham khảo các ý kiến khác nhau về tác giả, tác phẩm), đồng thời gắn lí thuyết với thực hành, biến quá trình học thành quá trình tự học (phần luyện tập và gợi ý làm bài cung cấp cho học sinh một hệ thống bài lập phong phú, với nhiều kiểu loại để thực hành và tự đánh giá năng lực Ngữ văn của mình).
Cảm thụ phân tích văn bản, nhất là vãn bản nghệ thuật, là công việc không có tận cùng. Bạn đọc hãy coi bộ sách của chúng tôi là những gợi ý tham khảo cho các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các sinh viên sư phạm và đặc biệt là các em học sinh trung học cơ sở. Nếu bộ sách có gì chưa ổn về nội dung, phương pháp… xin được bạn đọc chỉ giáo để lần tái bản được hoàn thiện hơn, còn nêu bộ sách có chút ít lợi ích cho bạn đọc thì đó là niềm vui lớn của những người biên soạn.