Một số bài tập tính giá trị biểu thức thi HSG Toán lớp 5 có lời giải

Chia sẻ tới các em một số bài tập tính giá trị biểu thức có trong các đề thi học sinh giỏi Toán lớp 5.

Bài 1. a)Tính nhanh:  4678×4679+4680×31+46484680×46794678×4679

b) Cho dãy tính: 492 : 4 x 123 x 2 + 13 : 3

Hãy thêm dấu ngoặc đơn vào dãy tính đó sao cho kết quả là số tự nhiên nhỏ nhất?

(Đề Vòng 1 – PGD Quảng Trạch, Quảng Bình năm học 1998 – 1999)

Giải

a) Tính nhanh:

4678×4679+4680×31+46484680×46794678×4679

= 4678×4679+(4679+1)×31+46484679×(46804678)

= 4678×4679+4679×31+31+46484679×2

= 4678×4679+4679×31+46794679×2

= 4679×(4678+31+1)4679×2

= 4679×47104679×2 = 47102 = 2355

b) Cho dãy tính: 492 : 4 x 123 x 2 + 13 : 3 → Để có kết quả nhỏ nhất ta phải dùng phép chia, ta có:

492 (4 x 123) x (2 + 13) : 3

= 492 : 492 x 15 : 3

= 1 x 5 = 5

Bài 2. Viết các tổng sau thành tích của hai thừa số:

a) 242 + 286 + 66

b) 6767 + 5555 + 7878

(Đề Vòng 2 – PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 1998 – 1999)

Giải

Viết các tổng sau thành tích của hai thừa số:

a) 242 + 286 + 66                                  b)    6767 + 5555 + 7878

= 11 x 22 + 11 x 26 + 11 x 6                     = 67 x 101 + 55 x 101 + 78 x 101

=  11 x (22 + 26 + 6)                                 = 101 x (67 + 55 + 78)

= 11 x 54                                                  = 101 x 200

Bài 3. Tính nhanh:

a) 50 x 24,5 + 49 x 24,5 + 24,5

b) 7×5×1215×8×49

(Đề SGD Quảng Bình năm học 1998 – 1999)

Giải

Tính nhanh:

a) 50 x 24,5 + 49 x 24,5 + 24,5                  b)  7×5×1215×8×49

= 24,5 x ( 50 + 49 + 1)                                     = 1×1×33×2×7

= 24,5 x 100 = 2450                                         = 114

Bài 4. Cho biểu thức : A = (60 x 2 + 120 ) : 4

B = (30 x 4 + 120 ) : 8

Không tính giá trị nhưng giá trị của biểu thức nào lớn hơn, vì sao?

(Đề  PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 1999 – 2000)

Giải

Cho biểu thức : A = ( 60 x 2 + 120 ) : 4

B = ( 30 x 4 + 120 ) : 8

Vì:  60 x 2 = 30 x 4 nên số bị chia của hai biểu thức bằng nhau; số chia 4 < 8 do đó  A > B.

Bài 5. Tính giá trị biểu thức:

a) Bằng 2 cách: ( 27,8 + 16,4 ) x 5

b) Bằng cách nhanh nhất: (792,81 x 0,25 + 792,81 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1- 9)

(Đề SGD Quảng Bình năm học 1999 – 2000)

Giải

Tính giá trị biểu thức:

a) Bằng hai cách:

Cách 1: (27,8 + 16,4 ) x 5                 Cách 2:     (27,8 + 16,4 ) x 5

= 44,2 x 5                                      =   27,8 x 5 + 16,4 x 5

= 221                                             =   139 + 82

=    221

b) Bằng cách nhanh nhất:

(792,81 x 0,25 + 792,81 x 0,75) x (11 x 9 – 900 x 0,1- 9)

= 792,81 x ( 0,25 + 0,75) x ( 99 – 90 – 9)

= 792,81 x 1 x 0 = 0

Bài 6. a)  Tính giá trị biểu thức: 0,86 x 4,21 + ( 5,79 : 10 ) x 0,86 – 3,8

b) Tính nhanh: (156,2 + 3,8 – 17,5 + 252,5 – 197) x ( 0,2 – 2 : 10) x 2001

( Đề  PGD Quảng Trạch,Quảng Bình năm học 2000 – 2001)

Giải

a) Tính giá trị biểu thức:

0,86 x 4,21 + (57,9 : 10 ) x 0,86 – 3,8

= 0,86 x  4,21 +  5,79 x 0,86 – 3,8

= 0,86 x (4,21 + 5,79) – 3,8

= 0,86 x 10 – 3,8

= 8,6 – 3,8 = 4,8

b) Tính nhanh:

(156,2 + 3,8 – 17,5 +  252,5 – 197) x (0,2 – 2 : 10) x 2001

= (156,2 + 3,8 – 17,5 +  252,5 – 197) x (0,2 – 0,2) x 2001

= (156,2 + 3,8 – 17,5 +  252,5 – 197) x  0  x 2001

= 0  ( Tích có 3 thừa số có một thừa số bằng 0 nên tích bằng 0)

*Tải tài liệu về để xem đầy đủ hơn.

Tin tức - Tags: , , ,