Giải tích phân lượng giác bằng phương pháp đặt ẩn phụ
Phương pháp đặt ẩn phụ là một trong những phương pháp tối ưu nhất dùng để giải bài toán tích phân lượng giác.
Tích phân hàm lượng giác tổng quát có dạng:
$\displaystyle I=\int_{a}^{b} F(\sin x, \cos x) d x$
Tùy thuộc vào tính chất và dạng đặc biệt của hàm $F(\sin x, \cos x)$ hoăc mối quan hệ giữa hàm $F(\sin x, \cos x)$ với các cận lấy tích phân mà chúng ta sử dụng phép biến đổi tương đương.
DẠNG 1. $ F(\sin x,\cos x)=F(-\sin x,-\cos x)$ ($ F\text{ }$ là hàm số chẵn theo $ \sin x$ và $ \cos x$)
Cách giải: Đặt $t=\tan x$ hoăc $t=\cot x$
Ví dụ 1. Tính tích phân
$\displaystyle I=\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{{\sqrt[3]{{{{{\sin }}^{3}}x-\sin x}}}}{{{{{\sin }}^{3}}x}}}}\cot xdx$
Giải:
Rõ ràng $F=\frac{\sqrt[3]{\sin ^{3} x-\sin x}}{\sin ^{3} x} \cot x=\frac{\sqrt[3]{(-\sin x)^{3}-(-\sin x)}}{(-\sin x)^{3}} \cdot \frac{-\cos x}{-\sin x}$ nên nó là hàm số chẵn theo $ \sin x$ và $ \cos x$.
Ta có:
$\displaystyle I=\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{{\sqrt[3]{{1-\frac{1}{{{{{\sin }}^{2}}x}}}}}}{{{{{\sin }}^{2}}x}}}}\cot xdx=\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{{\sqrt[3]{{1-\left( {1+{{{\cot }}^{2}}x} \right)}}}}{{{{{\sin }}^{2}}x}}}}\cot xdx=-\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{{\sqrt[3]{{{{{\cot }}^{2}}x}}}}{{{{{\sin }}^{2}}x}}}}\cot xdx$
Đặt $t=\cot x \Rightarrow d t=-\frac{1}{\sin ^{2} x} d x$
Khi $x=\frac{\pi}{6} \Rightarrow t=\sqrt{3} ; x=\frac{\pi}{3} \Rightarrow t=\frac{1}{\sqrt{3}}$
Từ đó
$\displaystyle I=\int_{\sqrt{3}}^{\frac{1}{\sqrt{3}}} t^{\frac{1}{3}} \cdot t d t=\int_{\sqrt{3}}^{\frac{1}{\sqrt{3}}} t^{\frac{5}{3}} d t=\sqrt{\frac{1}{8}\left(9 \sqrt[3]{3}-\frac{1}{\sqrt[3]{3}}\right)}$
DẠNG 2. $ F(\sin x,\cos x)=-F(\sin x,-\cos x)$ ($ F$ là hàm số lẻ theo $ \cos x$)
Cách giải: Đặt $t=\sin x$
Ví dụ 2. Tính tích phân
$\displaystyle I=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}} \frac{\sin 2 x}{(2+\sin x)^{2}} d x$
Giải:
Ta thấy $F=\frac{\sin 2 x}{(2+\sin x)^{2}}=\frac{2 \sin x \cos x}{(2+\sin x)^{2}}=-\frac{2 \sin x(-\cos x)}{(2+\sin x)^{2}}$ nên $F$ là hàm số lẻ theo $\cos x$
Ta có
$\displaystyle I=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}} \frac{2 \sin x \cos x}{(2+\sin x)^{2}} d x$
Đặt $t=\sin x \Rightarrow d t=\cos x d x$
Khi $x=0 \Rightarrow t=0 ; x=\frac{\pi}{2} \Rightarrow t=1$
Từ đó:
$\displaystyle I=\int_{0}^{1} \frac{t}{(2+t)^{2}} d t=2\left(\int_{0}^{1} \frac{1}{2+t} d t-\int_{0}^{1} \frac{1}{(2+t)^{2}} d t\right)=2\left(\ln \frac{3}{2}-\frac{1}{3}\right)$
DẠNG 3. $ F(\sin x,\cos x)=-F(-\sin x,\cos x)$ ($ F$ là hàm số lẻ theo $ \sin x$)
Cách giải: Đặt $t=\cos x$
Ví dụ 3. Tính tích phân
$\displaystyle I=\int_{0}^{\frac{\pi}{6}} \frac{\sin x-\sin ^{3} x}{\cos 2 x} d x$
Giải:
DẠNG 4. $F(\sin x, \cos x)=\frac{a_{1} \sin x+b_{1} \cos x+c_{1}}{a_{2} \sin x+b_{2} \cos x+c_{2}}$
Cách giải: Đặt $t=\tan \frac{x}{2}$
Ví dụ 4. Tính tích phân $\displaystyle I=\int_{0}^{\frac{\pi}{2}} \frac{d x}{4 \sin x+3 \cos x+5}$
Giải:
Đặt $t=\tan \frac{x}{2} \Rightarrow\left\{\begin{array}{l}d x=\frac{2 d t}{1+t^{2}} \\ \sin x=\frac{2 t}{1+t^{2}} ; \cos x=\frac{1-t^{2}}{1+t^{2}}\end{array}\right.$
Khi $x=0 \Rightarrow t=1 ; x=\frac{\pi}{2} \Rightarrow t=1$
Ta có
$\displaystyle I=\int_{0}^{1} \frac{1}{\frac{8 t}{1+t^{2}}+3 \frac{1-t^{2}}{1+t^{2}}+5} \cdot \frac{2 d t}{1+t^{2}}=\int_{0}^{1} \frac{d t}{t^{2}+4 t+4}=\int_{0}^{1} \frac{d(t+2)}{(t+2)^{2}}=\frac{1}{6}$
Một số bài toán tích tích phân lượng giác có lời giải
Bài tập tích phân lượng giác tự giải
Tính các tích phân lượng giác sau:
1. $\displaystyle I=\int_{0}^{{\frac{\pi }{4}}}{{{{{\tan }}^{6}}}}xdx$
2. $\displaystyle I=\int_{0}^{{\frac{\pi }{2}}}{{\frac{{\sin x+7\cos x+6}}{{4\sin x+3\cos x+5}}}}dx$
3. $\displaystyle I=\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{1}{{\sqrt[4]{{{{{\sin }}^{3}}x\cdot {{{\cos }}^{5}}x}}}}}}dx$
4. $\displaystyle I=\int_{{\frac{\pi }{6}}}^{{\frac{\pi }{2}}}{{\frac{{{{{\cos }}^{3}}x+{{{\cos }}^{5}}x}}{{{{{\sin }}^{2}}x+{{{\sin }}^{4}}x}}}}dx$
5. $\displaystyle I=\int_{{\frac{\pi }{4}}}^{{\frac{\pi }{3}}}{{\frac{1}{{{{{\sin }}^{2}}x\cdot {{{\cos }}^{4}}x}}}}dx$
Toán lớp 12 - Tags: đặt ẩn phụ, lượng giác, tích phân, tích phân lượng giácTài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 12
Đề cương ôn tập Toán 12 học kỳ I năm 2013-2014
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 12 – Nguyễn Phú Khánh, Huỳnh Đức Khánh
Tóm tắt lý thuyết và giải nhanh Toán 12
Tóm tắt một số công thức giải nhanh Toán 12
Tóm tắt toàn bộ công thức giải tích 12
Thủ thuật casio giải nhanh trắc nghiệm Toán 12