Đề cương ôn tập tiếng Việt lớp 5 nghỉ dịch Corona tháng 4
Ôn tập phần Đọc, hiểu tiếng Việt lớp 5
Bài 1
CÂU CHUYỆN CỦA CÂY BÚT
Khi ra đời, cây bút chì rất băn khoăn muốn biết về cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì mà nó chỉ thỉnh thoảng nghe qua lời kể của những người thợ. Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn. Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ngoài cuộc sống rộng lớn kia.
Người thợ làm bút mỉm cười. Ông nói:
Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống. Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất.
Thứ nhất: Cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào đó và giúp họ làm việc.
Thứ hai: Cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình.
Thứ ba: Nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để chữa lại là được.
Thứ tư: Cháu và những người dùng cháu phải nhớ rằng điều quan trọng nhất không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu.
Và điều cuối cùng: Trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết. Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình.
Theo Hạt giống tâm hồn
Câu 1. Em hiểu thế nào về lời khuyên thứ tư?
A. Hình thức bên ngoài quan trọng hơn phẩm chất bên trong.
B. Cây bút chì tốt là cây bút phải có nước sơn đẹp và ruột bút tốt.
C. Phẩm chất bên trong quan trọng hơn hình thức bên ngoài.
D. Hình thức bên ngoài đẹp là có phẩm chất tốt.
Câu 2. Lời khuyên thứ hai của người thợ làm bút ý nói gì?
A. Cần tiếp thu những lời phê bình của người khác để trở nên tốt hơn.
B. Không cần để ý những lời phê bình của người khác.
C. Khó khăn sẽ giúp người ta trưởng thành hơn, tốt hơn.
Câu 3. Lời khuyên thứ ba mà người thợ làm bút muốn nói là gì?
A. Cây bút chì không thể thiếu cục tẩy để chữa lại khi viết sai.
B. Không ai tránh khỏi sai lầm nhưng phải nhận ra sai lầm và sửa chữa.
C. Ai cũng từng mắc sai lầm nên có thể bỏ qua sai lầm của bản thân.
D. Không ai tránh khỏi sai lầm chỉ cần nhận ra sai lầm.
Câu 4. Lời khuyên cuối cùng của người thợ làm bút muốn nói với chúng ta điều gì?
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bài 2: BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều… Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn … Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả …
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ.
Mặt trời nhô dần lên cao. Ánh nắng mỗi lúc một gay gắt. Dọc theo những con đường mới đắp, vượt qua chiếc cầu gỗ bắc qua con suối, từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
Theo Hoàng Hữu Bội
Câu 1: Bài văn tả cảnh ở đâu? Vào lúc nào?
A. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời sắp tối.
B. Cảnh một thành phố, vào buổi sáng khi mặt trời mọc.
C. Cảnh một bản làng miền núi trong thung lũng, vào lúc trời còn mờ tối đến lúc mặt trời lên.
D. Cảnh một bản làng miền núi, vào lúc mặt trời mọc.
Câu 2: Khi trời tảng sáng, tác giả miêu tả những gì nổi bật?
A. Vòm trời cao xanh mênh mông.
B. Cây lim trổ hoa vàng, cây vải thiều đỏ ối những quả.
C. Vòm trời, gió thổi, khoảng trời phía đông, tia nắng, dãy núi sáng màu lá mạ.
D. Cả B và C đúng.
Câu 3: Câu văn nào sau đây không tả cảnh bà con nông dân lao động trên cánh đồng.
A. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.
B. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
C. Trên những ruộng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói cười nhộn nhịp vui vẻ.
D. Từng tốp nam nữ thanh niên thoăn thoắt gánh lúa về sân phơi. Tiếng cười giòn tan vọng vào vách đá.
Câu 4: Em hãy nêu nội dung của bài “Buổi sáng mùa hè trong thung lũng”
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………………………..
Ôn tập phần Luyện từ và câu lớp 5
Câu 1/ Điền từ trái nghĩa với mỗi từ cho sẵn dưới đây để tạo thành một cặp từ trái nghĩa. a) rộng/……….., sâu/…………., dày/………….., dài/………………….
b) nhiều/………, đủ/ …………., đông/…………., rậm/………………..
c) lành/……….., lỏng/……….., thiện/…………., thuận lợi/………….
Câu 2/ Viết tiếp vế câu thích hợp có chứa từ trái nghĩa với từ in đậm dưới đây.
a) Món quà tặng nhỏ bé nhưng…………………………………..
b) Lúc gian khổ họ luôn ở bên nhau,………………………………
Câu 3/ a) Điền tiếp vào chỗ trống để có nhận xét đúng:
Từ nhiều nghĩa là từ có một…………………và một hay một số Các nghĩa
của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có……………………
b) Từ nào dưới đây ghép với từ ngọt được từ có nghĩa chuyển:
A. lịm
B. ngào
C. Cả A và B
c) Từ nào dưới đây ghép với từ nước được từ có nghĩa chuyển:
A. ngọt
B. cờ
C. Cả A và B đều sai
d) Từ nào dưới đây ghép với từ đầu để được từ có nghĩa gốc:
A. bàn
B. óc
C. hàng
e) Từ nào dưới đây ghép với từ tay để được từ có nghĩa gốc:
A. khăn
B. hoa
C. cao
Câu 4/ Đặt câu có từ “ngọt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển ở bài 3b :
+…………………………………………………………………………………
+…………………………………………………………………………………
Câu 5/ a) Điền tiếp vào chỗ trống để có nhận xét đúng:
– Từ đồng nghĩa là những từ……………………………………………………..
– Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ đồng nghĩa có thể……………………….
b) Gạch bỏ từ không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau và nói rõ mỗi nhóm từ dùng để tả gì:
b1. rực rỡ, sặc sỡ, tươi thắm, tươi tắn, thắm tươi.
– Nhóm từ b1 dùng để tả………………………………………………………
b2. long lanh, lóng lánh, lung linh, lung lay, lấp lánh
– Nhóm từ b2 dùng để tả………………………………………
Câu 6/ Gạch dưới các danh từ trong mỗi câu sau đây:
a. Sáng sớm, trời quang hắn ra.
b. Đêm qua, một bàn tay nào đã giội rửa vòm trời sạch bóng.
c. Màu mây xám đã nhường chỗ cho một màu trắng phớt xanh.
d. Phía trên dải đê, ai đã ném lên bốn năm mảng mây hồng to tướng.
Câu 7/ Điền động từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
a. Cô giáo tôi đứng lên đọc bài.
b. Bạn ấy rất kĩ rồi mới giơ tay phát biểu.
c. Các chú công an khiến bọn cướp không thể thoát thân.
d. Cô giáo……..bài tập cho chúng tôi trong thời gian nghỉ học để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Câu 8/ Thêm vế câu thích hợp vào chỗ chấm để tạo câu ghép:
a nên cây cối đổ rất nhiều.
b. Tớ không biết việc này…………………………
c trẻ con thích mà người lớn cũng thích.
d. Nếu chúng ta không tự trang bị kĩ năng phòng chống dịch bệnh COVID-19…………
Câu 9/ Phân tích cấu tạo câu:
a. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát.
……………………………………………………………………………………………………………………
b. Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.
……………………………..
c. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
Câu 10/ Đặt câu với các quan hệ từ và cặp quan hệ từ sau: nhưng, mà, tuy nhưng, không chỉ mà.
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 11/ Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) có sử dụng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ về cách phòng chống dịch bệnh COVID-19.
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 12: Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ bền chắc ?
a. Bền chí
b . Bền vững
c. Bền bỉ
d. Bền chặt
Câu 13: Dòng nào dưới đây có các từ in nghiêng không phải là từ đồng âm ?
a. gian lều cỏ tranh/ tranh tối tranh sáng.
b. cánh rừng gỗ quý/ cánh cửa hé mở.
c. hạt đỗ nảy mầm/ xe đỗ dọc đường.
d. một giấc mơ đẹp/ rừng mơ sai quả.
Câu 14: Ghi chữ Đ (chỉ câu đơn), chữ G (chỉ câu ghép) vào ô trống:
a. Trời nắng nóng, em ra đường phải đội mũ nón.
b. Để giữ vệ sinh phòng dịch, Hương phải rửa tay thường xuyên.
c. Thật vui, mẹ và em cùng đi xem phim
d. Bố thức làm việc còn anh em học bài.
Câu 16: Xác định bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế câu của các câu ghép sau:
a. Bọn trẻ tổ chức thi nhảy xa, anh Minh được mời làm trọng tài.
b. Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình.
Câu 17: Trong câu : “Nếu phong trào học tập ấy bị ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.”
Cặp quan hệ từ là:………………………………………………….
Biểu thị mối quan hệ:…………………………………………………
Câu 18: Xác định thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a. Trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau về bài thi toán.
b. Năm 1986, Phan Lăng cùng con trai đi thăm Việt Nam.
Câu 19: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về:
a. Quan hệ gia đình:……………………………………………………………….
b. Quan hệ bạn bè:…………………………………………………………………
c, Quan hệ thầy trò:………………………………………………………………..
Câu 20: Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Dòng sông một dải lụa đào.
b. …………………bạn cố gắng chăm chỉ học tập kết quả cuối năm sẽ cao.
Câu 21: Đặt 2 câu ghép biểu thị mối quan hệ tương phản
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Ôn tập phần Chính tả lớp 5
Câu 1: Viết chính tả bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” đoạn từ “Một sớm chủ nhật đầu xuân
……..đến có gì lạ đâu hả cháu?” Sách TV5 tập 1 , trang 102.
Câu 2: Viết chính tả bài: “Vịnh Hạ Long” đoạn từ “Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đến như
dải lụa xanh.” Sách TV5 tập 1 , trang 70.
Câu 3: Viết chính tả bài: “Cánh cam lạc mẹ” Sách TV5 tập 2 , trang 17.
Câu 4: Viết chính tả bài: “Thái sư Trần Thủ Độ” đoạn từ “Trần Thủ Độ có công lớn đến
ban thưởng cho người nói thật.” Sách TV5 tập 2 , trang 15.
Câu 5: Viết chính tả bài: “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” đoạn từ “Khi Cách mạng thành công…….. đến hiến toàn bộ đồn điền này cho Nhà nước.” Sách TV5 tập 2 , trang 20.
* Lưu ý:
– Học sinh viết bài chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định, sạch, đẹp
– Viết đúng chính tả.
– Tốc độ viết: 95 chữ / 15 phút.
Ôn tập phần Tập làm văn lớp 5
Hãy tưởng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện mà em đã học.
Gợi ý:
1. Mở bài
Giới thiệu về nhân vật trong truyện mà em định tả.
2. Thân bài
a. Miêu tả ngoại hình
– Dáng người
– Đôi mắt, nụ cười, giọng nói
– Mái tóc
– Trang phục hàng ngày
b. Miêu tả tính cách:
– Ngoan hiền/ lương thiện
– Hèn nhát / dũng cảm
– Cam chịu/ đấu tranh
c. Những khó khăn mà nhân vật đã trải qua ( nếu có)
– Bị hãm hại…
– Thiếu thốn tình thương….
3. Kết bài
Tình cảm của em đối với nhân vật
Hãy tả cô lao công quét rác
Giới thiệu về cô lao công mình định tả.
2. Thân bài
a) Ngoại hình
– Dáng người:…..
– Làn da ngăm đen.
– Khuôn mặt:……..
– Mái tóc màu đen, dài đến ngang lưng.
b) Trang phục
– Cô mặc bộ quần áo màu xanh của công nhân vệ sinh môi trường, đội nón, đi giày.
– Cô đeo khẩu trang tránh bụi bẩn, đeo găng tay để bàn tay không bị xước xát.
c) Hoạt động
– Cô nhanh nhẹn đưa từng đường chổi và hót rác vào xe đẩy để mang chúng đến nơi xử lí.
– Cô làm việc rất cần mẫn, không quản ngại trời nắng hay mưa.
3. Kết bài
Bày tỏ tình cảm của bản thân với cô lao công ấy.
Tải Đề cương tiếng Việt lớp 5 nghỉ dịch Corona ở dưới đây.
Tin tức - Tags: Corona, covid 19, đề cương tiếng việt 5, tiếng Việt, tiếng Việt lớp 5Những bài thơ về thầy cô giáo hay và ý nghĩa
Cách tính khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song trong không gian
Cách tính khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng trong không gian
Các bước khảo sát và vẽ đồ thị hàm số
Chứng minh các BĐT về tổng, tích của dãy số bằng phương pháp làm trội, làm giảm, phương pháp quy nạp
Ví dụ tính tích phân hàm số lượng giác có lời giải
Cách tính Tích phân hàm số hữu tỷ