Đề thi HSG Ngữ văn 6 THCS Hội Nga, Nghệ An 2016 – 2017
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 trường THCS Hội Nga, Nghệ An năm học 2016 – 2017 có kèm theo đáp án là tài liệu tham khảo môn Văn lớp 6 giúp các bạn tự tổng hợp kiến thức Ngữ văn, ôn thi học sinh giỏi môn Văn, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp trường.
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (3,0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
Câu 2. (3,0 điểm)
Xác định cụm danh trong đoạn văn sau?
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
Câu 3 (14.0 điểm)
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 THCS Hội Nga, Nghệ An 2016 – 2017
Câu 1 (3.0 điểm) Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh , nhân hoá trong các câu thơ sau : 3.0
- Xác định được các phép so sánh, nhân hoá:
- So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con
- Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền
- Nêu được tác dụng:
- Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
- Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành, dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
- Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian mà tạo nên những bức tranh khác nhau về biển.
Câu 2 (3.0 điểm)
Chỉ ra được 3 cụm danh từ (Mỗi cụm danh từ ghi 1 điểm)
- Một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Đôi càng tôi mẫm bóng.
- Những cái vuốt ở chân, ở khoeo.
Câu 3 (14.0 điểm)
Trong mơ, em đã gặp gỡ rất nhiều nhân vật trong những câu chuyện cổ tích đã học. Hãy kể và tả lại một nhân vật mà em cho là ấn tượng nhất trong thế giới huyền diệu ấy.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự, miêu tả kết hợp với yếu tố biểu cảm, học sinh tưởng tượng để kể và tả lại cuộc gặp gỡ về một nhân vật cổ tích.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu thời gian, không gian gặp gỡ.
- Diễn biến của cuộc gặp gỡ:
- Miêu tả được chân dung của nhân vật cổ tích (nhân vật phải được bộc lộ tính cách thông qua các hoạt động ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng.)
- Xây dựng được những chi tiết, hình ảnh đẹp và thật sự ấn tượng trong cuộc gặp gỡ.
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ về nhân vật.
- Nêu ấn tượng về nhân vật.
* Giáo viên ghi điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.
Đề thi - Tags: đề thi hsg, ngữ văn 6, THCS Hội NgaĐề kiểm tra HK I Tiếng Việt lớp 1 – Đề số 1
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn Toán của Bộ GD&ĐT
Tổng hợp đề thi thử THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT lần 1
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn tiếng Nhật của Bộ GD&ĐT
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn tiếng Đức của Bộ GD&ĐT
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn tiếng Trung của Bộ GD&ĐT
Đề thi tham khảo THPT quốc gia 2018 môn tiếng Pháp của Bộ GD&ĐT