Đề thi HSG Ngữ văn 6 Phòng GD&ĐT Thái Thụy, Thái Bình 2016 – 2017

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm học 2016 – 2017. Có hướng dẫn chấm điểm.

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (8,0 điểm)

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…”

Trích Tre Việt Nam – Nguyễn Duy; Sách Ngữ văn 6, tập hai – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

Câu 2. (12,0 điểm)

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.

Hướng dẫn chấm thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 Phòng GD&ĐT Thái Thụy, Thái Bình 2016 – 2017

I. Hướng dẫn chung

II. Đáp án và thang điểm

Câu 1

a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên?

b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.

→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”

→ Tinh thần lạc quan, yêu đời

“Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”

→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang

“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”

Câu 2

Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.

Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia.

(Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được kể)

2. Thân bài:

Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…

Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa.

3. Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:

VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2

Đề thi - Tags: , , ,