Đề cương HK2 môn tiếng Việt lớp 4 năm 2017-2018

Đề cương học kỳ 2 môn tiếng Việt lớp 4 năm học 2017-2018.Thời gian làm bài: 35 phút.

BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 – NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn: Tiếng Việt (Đọc) – Lớp 4 – Đề 1

Thời gian làm bài: 35 phút

Họ và tên học sinh:…………………………………………………..Lớp: 4…………………

Nhận xét:…………………………………………………………………………………………….

Điểm đọc – hiểu:………….Đọc thành tiếng:………………..Tổng điểm:…………….

Họ và tên  giám khảo 1:…………………………………………Chữ ký:…………………..

Họ và tên giám khảo 2: …………………………………………Chữ ký:………………….

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:

HƯƠNG CAU

Không giống những loài hoa khác như bưởi, chanh… nở theo mùa, vườn cau nhà tôi nở hoa và kết quả tới bốn năm lần trong năm. Sau những đợt mưa phùn trút nước, tàu cau già rụng xuống, phần bẹ trắng đẫy đà, tròn trĩnh lộ ra, đó cũng là lúc cau chuẩn bị trổ hoa. Tôi hồi hộp đợi vài ngày sau để được ngắm những trùm hoa nho nhỏ xòe nở và bắt đầu tỏa hương thơm. Từ nơi ngọn của thân mẹ, hoa cau tỏa mùi hương rất riêng, không nồng nàn như hương xoan, hương bưởi mà chỉ thoang thoảng hấp dẫn, dịu êm đến lạ kì.

Không biết từ bao giờ, tôi yêu vô cùng mùi hương cau. Bởi một điều đặc biệt, không như hương bưởi để nhớ suốt mái tóc dài của mẹ, của chị, của em; hương cau thanh khiết thơm ngát và buổi sớm tinh sương rồi vương theo làn gió đượm khắp thôn làng khiến cho người con xa quê chạnh lòng, nghĩ đến quê hương với những buổi trưa hè dưới ánh nắng chói chang, đàn chim sẻ ríu rít gọi nhau về làm tổ trên ngọn cau, những chú ong thợ cần mẫn bay lượn lấy phấn hút nhụy- một khoảng không gian êm đềm, thanh bình mà không dễ gì tìm thấy nơi phố thị phồn hoa.

Nhớ mỗi khi đến mùa thu hoạch cau, cả nhà tôi đều tất bật, anh em mỗi đứa một việc chuẩn bị hái những chùm cau trĩu quả. Tụi con nít chúng tôi thì tranh nhau lấy buồng cau đã bứt hết quả trơ lại cọng và cái bẹ trông giống như con trâu cùng phi quanh sân, chơi trò “ chọi trâu”…

Ở thành phố, người ta chỉ trồng các loại cau ngoại nhập để làm cảnh. Các loại cau ấy cũng tỏa ngát hương. Nhưng với tôi, hương cau dìu dịu, thoang thoảng ngày xưa thì chỉ có một mà thôi.

Theo Phan Thị Thanh ly

II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC TRÊN, HÃY KHOANH TRÒN VÀO ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU SAU:

Câu 1:  Điều gì làm nên sự khác biệt của cau so với các loài chanh, bưởi…?

A. nở hoa và kết quả tới bốn năm lần trong năm

B. hoa nho nhỏ, tỏa hương thơm

C. chỉ nở khi có mưa phùn

Câu 2:  Điều gì khiến khán giả yêu vô cùng mùi thơm hương cau?

Mùi thơm hương cau khiển tác giả nhớ suối tóc dài của mẹ, của chị, của em.

Hương cau gọi các chú ong cần mẫn bay lượn lấy phấn, hút nhụy.

Hương cau thanh khiết thơm ngát khiến cho người con xa quê chạnh lòng nghĩ đến quê hương với bao kỉ niệm trong không gian êm đềm, thanh bình.

Câu 3:  Bộ phận nào của cau được bọn trẻ dùng làm đồ chơi?……………………..

A. phần bẹ trắng đẫy đà, tròn trĩnh

B. quả cau khô

C. buồng cau đã bứt hết quả trơ lại cọng và cái bẹ

Câu 4: Hương hoa cau có đặc điểm gì?

A. nồng nàn, ngọt ngào, đậm đà

B. thoang thoảng, dịu êm, thanh khiết

C. phảng phất, thơm nồng, dịu ngọt

Câu 5: Tìm từ thích hợp thay  thế các từ gạch chân trong dòng dưới đây. Viết từ đó vào chỗ (…) dưới từ được gạch chân

Tui con nít chúng tôi thì tranh nhau lấy buồng cau đã bứt hết quả trơ lại cọng và cái bẹ….

(……………..)                                                (………………..)

Câu 6: Viết 1 câu theo mẫu Ai – thế nào để nói về cảm nghĩ của em qua bài đọc trên

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7:

a/ Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thiện các thành ngữ, tục ngữ sau:

Người ta là ………………………….đất

b/ Câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 8:  Xác định trạng ngữ (TN); chủ ngữ (CN); vị ngữ (VN) trong câu sau:

Từ nơi ngọn của thân mẹ, hoa cau tỏa mùi hương rất riêng

Câu 9:  Bằng kĩ thuật bản đồ tư duy, con hãy tóm tắt kiến thức cơ bản về các bộ phận chính, bộ phận phụ trong câu mà con đã học trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.

Đề thi - Tags: , , ,