Dạy trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mà còn là trách nhiệm của cha mẹ
Dạy trẻ ở độ tuổi mầm non không chỉ là nhiệm vụ của các thầy cô giáo ở trường mà còn là trách nhiệm của phụ huynh học sinh. Cha mẹ cần có phương pháp để cùng giáo viên giáo dục trẻ được tốt.
Cuộc sống vội vã, nỗi lo lắng về cơm áo gạo tiền khiến cho cha mẹ không còn nhiều thời gian theo sát bến con từng ngày. Và tất nhiên, trong đó cũng không ít bậc phụ huynh mang tâm lý cho rằng việc dạy con học tập là nhiệm vụ cũng là trách nhiệm của giáo viên.
Nhưng bạn phải biết, một giáo viên mầm non phải “gánh” hơn 10 học sinh. Vậy thì thời gian phân cho cho con yêu của bạn là bao nhiêu? 10 phút hay 20 phút? Bấy nhiêu chẳng đáng là bao so với lượng kiến thức trẻ “cần phải hiểu” ở độ tuổi mầm non. Người xưa cũng đã từng nói, con hư vốn tại cha mẹ, chứ chẳng ai trách mắng con hư do thầy cô cả.
Con trẻ lớn lên nhanh lắm, thoáng chốc nhiều năm trôi qua, đến lúc ấy có muốn ngồi dạy con từng ly từng tí cũng không kịp rồi. Cho nên, giai đoạn vàng của trẻ từ 2 – 7 tuổi, cha mẹ nên dành mỗi ngày từ 1 – 2h cùng con chơi, cùng con học, dạy con những kiến thức xung quanh, rèn luyện cho con những kỹ năng cơ bản nhất. Việc đồng hành cùng con trẻ trong giai đoạn mầm non không chỉ giúp bé có hứng thú hơn trong việc học tập mà đó còn là niềm hạnh phúc của cha mẹ!
Sử dụng sách giáo dục mầm non là “điều kiện cần” để cha mẹ hướng dẫn con học tập
Tất nhiên rồi, để giúp trẻ học tập, không chỉ cha mẹ mà giáo viên cũng cần sách giáo dục mầm non. Chọn lựa những cuốn sách hay sẽ giúp phụ huynh biết cách hướng dẫn con trẻ học tập, tạo nên một “hành trang kiến thức” vững vàng để trẻ tự tin bước vào lớp 1. Điều này thực sự quan trọng, cho nên cha mẹ có thể nhờ cô giáo, thầy giáo mầm non hoặc những người chuyên bán sách tư vấn để chọn mua sách giáo dục mầm non phù hợp nhất với độ tuổi của bé.
Thời gian đầu, nên chọn những cuốn sách mỏng, hình ảnh rực rỡ để bé có hứng thú tìm hiểu. Sau đó, bạn nâng dần cấp độ lên một cách từ từ, để bé nắm vững từng nhóm kiến thức. Từ bảng chữ cái ABC cho đến đếm số, phép tính cộng trừ cơ bản. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn một số sách mầm non hay chuyên rèn luyện các kỹ năng cơ bản dành cho bé. Chẳng hạn như kỹ năng quan sát, nhận biết các đồ vật xung quanh, kỹ năng phân biệt và kỹ năng giao tiếp.
Sau khi đã chọn được sách chương trình giáo dục mầm non mới thích hợp, cha mẹ nhớ kiên nhẫn dạy cho con từng chút một. Không nên quá “tham” mà dồn quá nhiều kiến thức khiến cho bé cảm thấy “hoảng”. Nếu bé chậm tiếp thu, đừng nên rầy la bé, bé cảm thấy khó chịu với việc học hơn mà thôi. Tốt nhất là chậm rãi tạo hứng thú qua các trò chơi, ghép hình, giải mã câu đố, phép tính liên quan đến đời sống,…. Bé sẽ cảm thấy việc học đơn giản, nhẹ nhàng và tiếp thu nhanh hơn.
Công việc hàng ngày mệt nhọc, lại còn phải đối đầu với việc hướng dẫn con học, con trẻ la khóc om sòm hay hỏi han, thắc mắc quá nhiều cũng khiến cho không ít phụ huynh bực bội, thiếu kiên nhẫn. Lúc này đây, bạn nên bình tĩnh, uống một cốc nước lạnh để đầu óc tỉnh táo. Sau đó có thể từ từ khuyên giải, chỉ cho con từng chút một.
Tin tức - Tags: cha mẹ, dạy con, giáo viên, phụ huynhHà Nội điều chỉnh thời gian tuyển sinh đầu cấp năm học 2018-2019
Tiếng Anh là đôi mắt của bạn về thế giới này
Cách chứng minh hai tam giác bằng nhau qua các ví dụ
Chuyên đề hệ phương trình bậc nhất hai ẩn số
Lý thuyết bất phương trình bậc nhất một ẩn – Toán lớp 8
Chuyên đề: Chia đa thức – Đại số lớp 8
Sử dụng phương pháp xét từng khoảng giá trị để tìm GTLN, GTNN của biểu thức