Chế ngự stress khi khởi nghiệp
Stress do áp lực công việc sẽ làm sức khoẻ giảm sút, đời sống cá nhân bị tác động mạnh… Đây là điều khó tránh khỏi đối với bất cứ với những ai đang bước vào giai đoạn khởi nghiệp.
Trên thực tế, stress không phải lúc nào cũng gây ra tác động xấu, nhất là nếu xảy ra trong thời gian ngắn. Một số doanh nghiệp nhỏ thậm chí còn cho rằng, stress còn là một cơ hội để họ tăng cường sức mạnh. Nhưng nếu stress kéo dài sẽ làm cho người ta suy giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, trầm cảm, lo lắng một tình trạng không giúp tạo dựng được mối quan hệ với khách hàng mới và giữ hoà khí với các nhân viên. Theo các chuyên gia, stress kéo dài thường do các doanh nhân trẻ vốn thiếu kinh nghiệm đã cố đẩy tưởng tượng của mình đi quá xa.
Theo một cuộc khảo sát khác được tiến hành ở Anh, hơn 27% chủ doanh nghiệp nhỏ than phiền rằng, công việc khiến họ không đủ thời gian dành cho những người thân yêu, 10% cho biết việc điều hành một doanh nghiệp mới thành lập đã khiến họ gặp rắc rối trong các quan hệ cá nhân.
Trong khi đó, tiến sĩ Kathleen Hall, một chuyên gia về xử lý stress ở Atlanta (Mỹ), tác giả của cuốn Alter Your Life (tạm dịch: Hãy thay đổi cuộc sống của bạn), cho rằng stress khi khởi nghiệp làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống cá nhân là “chuyện thường ngày” đối với các doanh nhân Mỹ.
Nguyên nhân nào thường dẫn đến stress khi khởi nghiệp?
Theo khảo sát của MYOB, một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các chủ doanh nghiệp nhỏ bị stress trong giai đoạn khởi nghiệp là vấn đề tài chính: 51% số người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy rằng mình không kiểm soát được hết được các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Một nguyên nhân khác là nhiều doanh nhân tuy có hiểu biết rất sâu và niềm đam mê lớn về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, nhưng lại thiếu kinh nghiệm điều hành các công việc kinh doanh hàng ngày nên họ không khỏi lo lắng khi vào cuộc.
Làm gì để khắc phục tình trạng stress?
Trong thời gian khởi nghiệp, các doanh nhân trẻ thường tự nhủ rằng hãy cố gắng một thời gian, và chờ đợi mọi việc ổn định rồi mới nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng theo Hall, chúng ta không nhất thiết phải làm như vậy. Thay vào đó, hãy lên lịch làm việc để có thể vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi và chăm sóc gia đình.
Cụ thể, nên giới hạn số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong một tuần và nên để cho bạn đời của mình có “thẩm quyền” giúp ta tuân thủ lịch làm việc đó. Hall cho khuyên rằng. Ngay cả khi công việc đòi hỏi phải làm việc 24h/ngày, 7ngày/tuần thì hãy làm những mẹo nhỏ sau đây để giữ cân bằng:
Hát: Một nghiên cứu của Đại học California cho biết hát giúp các tế bào miễn dịch trong cơ thể tăng lên đến 204%. Vì vậy, hãy để sẵn vài đĩa nhạc của các ca sĩ mà bạn yêu thích trong phòng làm việc và dành ra ít nhất 5 phút mỗi ngày để nghe nhạc, hát theo.
Cười: Khi bạn lo lắng, động mạch sẽ co lại hơn một phần ba, nhưng khi bạn cười, động mạch sẽ nở ra, giúp cho mạch máu lưu thông tốt hơn. Hãy tìm cách pha trò trong ngày làm việc, đừng xem bản thân bạn hay công việc là quá nghiêm trọng.
Tin tức - Tags: khởi nghiệp, stressCác yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thị giác của trẻ em
Dạy con chế ngự căng thẳng
Bí quyết chơi với con hiệu quả
Dạy con nhanh nhẹn, khéo léo từ khi 7 – 10 tháng tuổi của người Nhật
Dạy bé cách xác định vị trí qua những bài tập
Dạy bé cách chế ngự cảm xúc
Tầm quan trọng của chiến lược nuôi dạy con lâu dài