Cách tính giá trị biểu thức và bài tập – Toán lớp 5
Cách tính giá trị biểu thức với các quy tắc cần ghi nhớ. Và một số bài tập tính giá trị biểu thức thuộc chương trình Toán lớp 5.
Phương pháp tính giá trị của một biểu thức tương đối đơn giản, các em chỉ cần nhớ các quy tắc chung dưới đây.
Cách tính giá trị biểu thức
1. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn chỉ có phép cộng và phép trừ (hoặc chỉ có phép nhân và phép chia) thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Ví dụ:
542 + 123 – 79 = 665 – 79 = 586 | 482 x 2 : 4 = 964 : 4 = 241 |
2. Biểu thức không có dấu ngoặc đơn, có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước rồi thực hiện các phép tính cộng trừ sau.
Ví dụ:
27 : 3 – 4 x 2
= 9 – 8
= 1
3. Biểu thức có dấu ngoặc đơn thì ta thực hiện các phép tính trong ngoặc đơn trước, các phép tính ngoài dấu ngoặc đơn sau
Ví dụ:
25 x (63 : 3 + 24 x 5)
= 25 x (21 + 120)
=25 x 141
=3525
Bài tập tính giá trị biểu thức lớp 5
Bài 1: Tính:
a. 70 – 49 : 7 + 3 x 6 | b. 4375 x 15 + 489 x 72 |
c. (25915 + 3550 : 25) : 71 | d. 14 x 10 x 32 : (300 + 20) |
Bài 2: Tính:
a) (85,05 : 27 + 850,5) x 43 – 150,97
b) 0,51 : 0,17 + 0,57 : 1,9 + 4,8 : 0,16 + 0,72 : 0,9
Bài 3: Viết dãy số có kết quả bằng 100:
a) Với 5 chữ số 1.
b) Với 5 chữ số 5.
Bài 4: Cho dãy tính: 128 : 8 x 16 x 4 + 52 : 4. Hãy thêm dấu ngoặc đơn vào dãy tính đó sao cho:
a) Kết quả là nhỏ nhất có thể?
b) Kết quả là lớn nhất có thể ?
Bài 5: Hãy điền thêm dấu ngoặc đơn vào biểu thức sau:
A = 100 – 4 x 20 – 15 + 25 : 5
a) Sao cho A đạt giá trị lớn nhất và giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
b) Sao cho A đạt giá trị nhỏ nhất và giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?
Bài 6: Tìm giá trị số tự nhiên của a để biểu thức sau có giá trị nhỏ nhất , giá trị nhỏ nhất đó là bao nhiêu?
A = (a – 30) x (a – 29) x …x (a – 1)
Bài 7: Tìm giá trị của số tự nhiên a để biểu thức sau có giá trị lớn nhất, giá trị lớn nhất đó là bao nhiêu?
A = 2006 + 720 : (a – 6)
Bài 8: Tính giá trị của biểu thức m x 2 + n x 2 + p x 2, biết:
a) m = 2006, n = 2007, p = 2008
b) m + n + p = 2009
Bài 9: Tính giá trị của biểu thức M, với a = 119 và b = 0, biết:
M = b: (119 x a + 2005) + (119 : a – b x 2005)
Bài 10: Tính giá trị biểu thức:
*Tải tài liệu Tính giá trị biểu thức lớp 5 về để xem đầy đủ hơn.
Toán lớp 5 - Tags: biểu thức, tính giá trị biểu thứcÔn tập Toán lớp 5 nghỉ dịch Corona tháng 4
Bài toán liên quan đến điều kiện chia hết – Bồi dưỡng HSG Toán 5
Cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của chúng
Bài tập Toán cơ bản đến nâng cao lớp 5 ôn nghỉ dịch Corona
Cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
Một số bài toán cơ bản và nâng cao về diện tích tam giác có lời giải – Toán lớp 5
Bài tập về hình thang, tính diện tích hình thang có lời giải – Toán lớp 5