Cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
Muốn cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân ta viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc các phép tính về phân số đã học.
Thực tế phép cộng và trừ số thập phân rất đơn giản còn phép nhân và chia số thập phân mới phức tạp.
Cách cộng, trừ số thập phân
– Khi cộng, trừ số thập phân ta tiến hành cộng hoặc trừ các phần tương ứng của các số đó.
Ví dụ 1:
Tính 1,5 + 2,2 ta làm như sau: 5 + 2 = 7; 1 + 2 = 3. Vậy 1,5 + 2,2 = 3,7
Tính 4,5 – 2,2 ta làm như sau: 5 – 2 = 3; 4 – 2 = 2. Vậy 4,5 – 2,2 = 2,3
Ví dụ 2:
Tính 3,45 + 2,6 ta làm như sau: 5 + 0 = 5 ; 4 + 6 = 10 viết 0 nhớ 1, 3 + 2 = 5 nhớ 1 viết 6. Vậy 3,45 + 2,6 = 6,05
Tính 9,6 – 3,8 ta làm như sau: 6 – 8 không trừ được ta lấy 16 – 8 = 8, tiếp tục 9 – 3 trừ thêm 1 nữa tức là 9 – 4 = 5. Vậy 9,6 – 3,8 = 5,8
Cách nhân, chia số thập phân
– Với phép nhân, chia các số thập phân ta cần viết chúng dưới dạng phân số.
Ví dụ 3:
Tính 3,1 x 2,5 ta làm như sau:
$ \displaystyle 3,1\times 2,5=\frac{31}{10}\times \frac{25}{10}=\frac{31}{10}\times \frac{5}{2}=\frac{31}{4}$
Tính 3,1 : 2,5 ta làm như sau:
$ \displaystyle 3,1:2,5=\frac{31}{10}:\frac{25}{10}=\frac{31}{10}\times \frac{10}{25}=\frac{31}{25}$
*Chú ý: khi nhân chia số thập phân với số tự nhiên thì ta coi số tự nhiên có mẫu là 1.
Tin tức - Tags: chia số thập phân, cộng số thập phân, nhân số thập phân, số thập phân, trừ số thập phânPhương pháp giải bài toán quỹ tích lớp 9
Tổng ba góc của một tam giác, góc ngoài của tam giác
Tia đối là gì? Thế nào là tia đối? Tia đối nhau, trùng nhau
Chứng minh tâm đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp, bàng tiếp tam giác
10 cách chứng minh hai đường thẳng vuông góc trong mặt phẳng
Cách chứng minh một điểm là trọng tâm, trực tâm của tam giác
5 cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy lớp 7