Cách chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đơn thức, đa thức cho một biến
Bài viết này hướng dẫn các em học sinh lớp 8 phương pháp chia đa thức, một dạng toán quen thuộc trong chương trình Đại số 8.
Đi kèm với lý thuyết chia đơn thức, chia đa thức là ví dụ minh họa, cuối cùng là bài tập tự giải.
1. Chia đơn thức cho đơn thức
Quy tắc :
Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau :
Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
Chia lũy thừa của từng biến trong A cho lũy thừa của cùng biến trong B.
Nhân các kết quả lại với nhau.
Nhắc lại công thức :
am : am = am – n
Ví dụ minh họa :
8x3y2z : 2xy = (8 : 2).( x3 : x).(y2 : y).z = 4.x2.y.z
2. Chia đa thức cho đơn thức
Quy tắc :
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử trong đa thức A chia hết cho đơn thức B) ta chia từng hạng tử trong đa thức A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ minh họa (bài 64 trang 28 SGK ):
(3x2y2 + 6x2y3 – 12xy) : 3xy
= (3x2y2 : 3xy )+ (6x2y3 : 3xy ) +(– 12xy : 3xy) = xy + 2xy2 – 4
3. Chia đa thức một biến đã sắp xếp
Ta có :
A : B = C dư D.
- Nếu D = 0 thì A chia hết cho B.
- Nếu D ≠ 0 thì A không chia hết cho B.
Ví dụ minh họa (bài 67 trang 31 SGK ):
(2x4 – 3x3 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2 ) = (2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2) : (x2 – 2 )
Sắp thành bảng phép chia :
2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2 | x2 – 2 |
A | B |
Bước 1 :
Tiếp theo : lấy (đơn thức bậc cao nhất của đa thức bị chia) chia cho (đơn thức bậc cao nhất của đa thức chia) : B = 2x4 : x2 = 2x2
A = (x2 – 2) . B = (x2 – 2). 2x2 = 2x4 – 4x2
Ta được :
– | 2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2 | x2 – 2 |
2x4 – 4x2 | 2x2 |
Tiếp theo : lấy (đa thức bị chia) trừ cho A :
– | 2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2 | x2 – 2 |
2x4 – 4x2 | 2x2 | |
O – 3x3 + x2 + 6x – 2 |
Bước 2 + 3 : giống bước 1 nhưng đa thức bị chia là kết quả của phép trừ : – 3x3 : x2 = -3x
– | 2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2 | x2 – 2 |
2x4 – 4x2 | 2x2 – 3x + 1 | |
– | O – 3x3+ x2 + 6x – 2 | |
– 3x3 + 6x | ||
– | x2 – 2 | |
x2 – 2 | ||
0 |
Trong D = 0 : chia hết.
Vậy : (2x4 – 3x3 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2 ) = 2x2 – 3x + 1
BÀI TẬP SGK
BÀI 59 TRANG 29 :
a) 53 : (-5)2 =53 : 52 =53-2 = 5
b)
c) (-12)3 : ( 8)3 =(-12 : 8 )3=
BÀI 60 TRANG 22 :
a) x10 : (-x)8 =x10 : x8 =x10-8 = x2
b) (- x)5 : (- x)3 = (-x)5-3 = (-x)2 = x2
c) (- y)5 : (- y)3 = (-x)5-3 = (-x)2 = x2
BÀI 61 TRANG 22 :
a) 5x2y4 : 10x2y = (5 : 10).( x2 : x2 ).( y4 : y) = .1. y =
b)
c) (-xy)10 : (-xy)5 =(-xy)10-5 = (-xy)5 = -x5y5
BÀI 61 TRANG 22 :
Tính Giá trị của biểu thức : 15x4y3z2 : 5xy2z2 tại x = 2, y = – 10 và z = 2004.
Rút gọn : A = 15x4y3z2 : 5xy2z2 = (15 : 5).( x4: x).( y3: y2).( z2: z2) = 3.x3.y.1 = 3x3y
Khi : x = 2, y = – 10 và z = 2004 thì A = 3.23 .(-10) = -240
BÀI 64 TRANG 28 SGK:
a) (-2x5 + 3x2 – 4x3) : 2x2 = (-2x5 : 2x2 ) + (3x2 : 2x2 ) + (– 4x3: 2x2) = -x3 + 3/2 – 2x
c) (3x2y2 + 6x2y3 – 12xy) : 3xy = (3x2y2 : 3xy )+ (6x2y3 : 3xy ) +(– 12xy : 3xy)
= xy + 2xy2 – 4
BÀI 67 TRANG 31 SGK:
a) (x3 – 7x + 3 – x2) : (x – 3) = (x3 – x2– 7x + 3) : (x – 3)
– | x3 – x2– 7x + 3x3 – 3x2 | x – 3 |
x2 + 2x – 1 | ||
– | O + 2x2 – 7x + 32x2 – 6x | |
– | – x + 3– x + 3 | |
0 |
Vậy : (x3 – 7x + 3 – x2) : (x – 3) = x2 + 2x – 1
b) (2x4 – 3x3 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2 ) = (2x4– 3x3 – 3x2 + 6x – 2) : (x2 – 2 )
– | 2x4– 3x3 – 3x2+ 6x – 22x4 – 4x2 | x2 – 2 |
2x2 – 3x + 1 | ||
– | O – 3x3+ x2 + 6x – 2 – 3x3 + 6x | |
– | x2 – 2x2 – 2 | |
0 |
Vậy : (2x4 – 3x3 – 3x2 – 2 + 6x) : (x2 – 2 ) = 2x2 – 3x + 1
BÀI 68 TRANG 31 SGK:
Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ để thực hiện pháp chia :
a) (x2 + 2xy + y2) : (x + y) = (x + y)2 : (x + y) = (x + y)
b) (125x3+ 1) : (5x + 1) = ((5x)3 + 13) : (5x + 1) = (5x + 1) (25x2 – 5x + 1) : (5x + 1)
= 25x2 – 5x + 1
c) (x2 – 2xy + y2) : (y – x) = (x – y)2 : -(x – y) = – (x – y)
BÀI 69 TRANG 31 SGK:
Cho hai đa thức : A = 3x4 + x3 + 6x – 5 và B = x2 + 1. Tìm dư R trong phép chia A cho B. rồi viết A = B.Q = R
– | 3x4 + x3 + 6x –53x4 + 3x2 | x2 + 1 |
3x2 + x – 3 | ||
– | O + x3 – 3x2 + 6x – 5x3 + x | |
– | – 3x2 + 5x – 5– 3x2 – 3 | |
5x – 2 |
dư R = 5x – 2
A = (x2 + 1)(3x2 + x – 3) + 5x – 2
BÀI 74 TRANG 32 SGK:
Tìm số a để đa thức 2x3 – 3x2 + x + a chia hết cho x + 2
– | 2x3 – 3x2+ x + a2x3 +4x2 | x + 2 |
2x2 – 7x + 15 | ||
– | O – 7x2+ x + a– 7x2– 14x | |
– | 15x + a 15x + 30 | |
a – 30 |
Phép chia hết khi : a – 30 = 0 < => a = 30
BÀI 83 TRANG 33 SGK:
TÌM n thuộc Z để 2n2 – n + 2 chia hết 2n + 1.
– | 2n2– n + 22n2 + n | 2n + 1 |
n – 1 | ||
– | O – 2n + 2– 2n – 1 | |
3 |
Phép chia hết khi : 2n + 1 có giá trị là U(3) ={ ±1; ±3}
- khi : 2n + 1 = 1 => n = 0
- khi : 2n + 1 = -1 => n = -1
- khi : 2n + 1 = 3 => n = 1
- khi : 2n + 1 = -3 => n =-2
Vậy : n = 0, – 1, 1, – 2
Tin tức - Tags: biến, đa thức, đơn thứcCó nên cho trẻ học sách công nghệ giáo dục?
5 cách để trẻ yêu thích và học tốt môn tiếng Việt
Một số dạng Toán thực tế cấp THCS
Tóm tắt kiến thức Sinh học lớp 12
Bài thi kiểm tra năng lực giáo viên giỏi cấp trường tiểu học năm 2016-2017
Các dạng toán: Tính nhanh giá trị của biểu thức và cách giải
Mẹo làm bài tập tích phân