Ứng dụng của vectơ trong các bài toán đồng quy, thẳng hàng

PHƯƠNG PHÁP CHUNG

Muốn chứng minh ba điểm A, B, C thẳng hàng, ta đi chứng minh:

AB=kAC, kR.

Để nhận được (1), ta lựa chọn một trong hai hướng:

Hướng 1: Sử dụng các quy tắc biến đổi vectơ đã biết.

Hướng 2:  Xác định vectơ ABAC thông qua các tổ hợp trung gian.

* Chú ý:        Cho ba điểm A, B, C. Điều kiện cần và đủ để A, B, C thẳng hàng là:

                        MC=αMA+(1α)MB

Với điểm tùy ý M và số thực α bất kì.

Đặc biệt khi 0α1 thì C thuộc đoạn AB

BÀI TẬP VÍ DỤ

Ví dụ 1: Cho hình bình hành ABCD, I là trung điểm của cạnh BC và E là điểm thuộc đường chéo AC thỏa mãn tỉ sốAEAC=23. Chứng minh ba điểm D, E, I  thẳng hàng.

Giải

Ta có:             DI=DC+CI

          DI=DC+12CB                        (1)

DE=DC+CE

Theo giả thiết, ta suy ra:

CE=13(CD+DA)

          CE=13(CD+DA)=13(CD+CB)

Từ đây ta có:

DE=DC+13CD+13CB

          DE=23DC+13CB

          DE=23(DC+12CB)                         (2)

Từ (1) và (2) suy ra: DE=23DI

Vậy ba điểm D, E, I thẳng hàng.

Ví dụ 2: Cho ΔABC. Gọi O, G, H theo thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp, trọng tâm, trực tâm của ΔABC. CMR O, G, H thẳng hàng.

Giải

Ta có:

OG=12(OA+OB+OC)                                                (1)

Gọi E là trung điểm BC và A1 là điểm đối xứng với A qua O, ta được:

{BHCA1(c u` ngAC)CHBA1(c u` ngAB)

A1BHC là hình bình hành

A1, E, H thẳng hàng D

Ta có:

OH=OA+AH=OA+2OE=OA+OB+OC           (2)

Từ (1) và (2) suy ra:

OG=13OHO,G,H thẳng hàng.

Ví dụ 3: Cho ba dây cung song song AA1,BB1,CC1 của đường tròn (O). Chứng   minh rằng trực tâm của ba tam giác ABC1,BCA1,CAB1 nằm trên một đường thẳng.

                                                         Giải

Gọi H1,H2,H3 lần lượt là trực tâm của các tam giácABC1,BCA1,CAB1

Ta có:

OH1=OA+OB+OC1OH2=OB+OC+OA1OH3=OC+OA+OB1

Suy ra:

H1H2=OH2OH1

=OCOC1+OA1OA=C1C+AA1

H1H3=OH3OH1

=OCOC1+OB1OB=C1C+BB1

Vì các dây cung AA1,BB1,CC1 song song với nhau

Nên ba vectơ AA1,BB1,CC1 có cùng phương

Do đó hai vectơ H1H2v a` H1H3 cùng phương hay ba điểm H1,H2,H3 thẳng hàng.

BÀI TẬP TỰ GIẢI

  1. Cho ΔABC. Đường tròn nội tiếp ΔABC tiếp xúc với AB, AC theo thứ tự tại M, N. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của AC và BC. Tìm điểm P thuộc EF sao cho M, N, P thẳng hàng.
  2. Cho ΔABC với O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Các đường thẳng Δ1,Δ2,Δ3 đôi một song song nhau lần lượt qua các điểm A, B, C và có giao điểm thứ hai với đường tròn (O) theo thứ tự là A1,B1,C1. Chứng minh trực tâm của ba tam giác ABC1,BCA1,CAB1 thẳng hàng.
  3. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là điểm đối xứng của D qua điểm A, F là điểm đối xứng của tâm O của hình bình hành qua điểm C và K là trung điểm của đoạn OB. Chứng minh ba điểm E, K, F thảng hàng và K là trung điểm của EF.
  4. Cho tam giác ABC và M, N lần lượt là trung điểm AB, AC.Gọi P, Q là trung điểm MN và BC. CMR : A, P , Q thẳng hàng.
Hình học, Tin tức - Tags: , ,