Tìm hiểu ngành Cơ khí động lực – Công nghệ ô tô
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0, với sản xuất công nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin là mũi nhọn.
Sự phát triển mạnh mẽ đó đòi hỏi các nhu cầu vận chuyển hàng hóa với số lượng nhiều, tải trọng lớn, song song đó là nhu cầu di chuyển không có giới hạn của con người.
Vì vậy, Ngành cơ khí động lực đã phát triển lớn mạnh nhằm đáp ứng cho hệ thống vận chuyển đồ sộ của con người.
Hơn thế nữa, có hàng trăm loại phương tiện phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như xe tải, xe container, xe ô tô, xe nâng hàng, cần cẩu, máy xúc, tàu thủy, máy bay… Các loại phương tiện trên có những đặc điểm chung về động cơ, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu cơ khí, hệ thống điều khiển… , đó cũng chính là đối tượng của ngành cơ khí động lực.
Trong số các phương tiện, ô tô chính là phương tiện có số lượng nhiều nhất phục vụ vận chuyển hàng hóa và di chuyển của con người. Số lượng ô tô lớn đến nỗi, để có đủ nguồn lực có chuyên môn sâu đáp ứng cho hệ thống sản xuất – dịch vụ ô tô, một chuyên ngành đào tạo chuyên sâu hơn đã được định hình, đó chính là ngành công nghệ ô tô.
Như vậy, ngành cơ khí động lực bao quát hơn, với đối tượng là:
- Các loại máy động lực như: động cơ xăng, động cơ dầu, các loại máy nổ
- Hệ thống truyền động
- Hệ thống điều khiển
- Kết cấu cơ khí
Ngành công nghệ ô tô: chuyên sâu hơn về ô tô
- Động cơ ô tô
- Hệ thống truyền động trên ô tô
- Điện, điện tử ô tô
- Đồng sơn
- Linh kiện, nội thất
Vậy ngành Công nghệ ô tô học những gì?
Học ngành công nghệ ô tô cung cấp cho bạn kiến thực về: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghê chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô,…
Kiến thức về khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện, hiểu biết về kiến thức cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy, chuyên về khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Học ngành Công nghệ ô tô làm gì?
Ngày nay, ô tô được xem là phương tiện thông dụng và được ưa chuộng ở hầu khắp các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Vì vậy các công việc bảo trì, bảo dưỡng động cơ, các hệ thống tự động cho đến nghiên cứu, cải tiến công nghệ và dòng sản phẩm mới theo xu hướng thị trường đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia và kỹ sư công nghệ ô tô có trình độ kỹ thuật cao.
Học ngành công nghệ ô tô sau khi ra trường sẵn sàng làm việc tại các vị trí như: Kỹ sư vận hành, giám sát sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, máy động lực tại các nhà máy sản xuất, cơ sở sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng ô tô; Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ô tô; Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng ô tô;…
Bên cạnh khối kiến thức chuyên ngành, học ngành công nghệ ô tô còn được thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức – kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế,… tại xưởng ô tô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom, . . .
Các trường đào tạo ngành Cơ khí động lực và Công nghệ ô tô
Là một trong những ngành mũi nhọn trong nền công nghiệp, ngành công nghệ ô tô được đào tạo ở nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề.
– Đại học Bách Khoa Hà Nội
– Đại học Giao thông Vận tải
– Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên)
– Đại học Nam Cần Thơ
Nên chọn nghề theo sở thích hay theo sở trường?
Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp với bản thân?
Trắc nghiệm MBTI – Trắc nghiệm tính cách để chọn ngành học phù hợp
Trắc nghiệm tính cách MBTI với 4 câu trả lời nhanh để khám phá bản thân
Tìm hiểu ngành Công nghệ Kỹ thuật trắc địa là gì? học gì? ra trường làm gì?
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật địa chất là gì? học gì? ra trường làm gì?
Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ khí là gì? học gì? ra trường làm gì?