Tiểu sử nhà Toán học Niels Henrik Abel
Niels Henrik Abel, sinh ngày 5 tháng 8 năm 1802, mất ngày 6 tháng 4 năm 1829, là một nhà toán học xuất sắc người Nauy.
Công trình toán học tiêu biểu của ông là chứng minh phương trình bậc 5 trở lên không thể giải bằng phương pháp đại số và nghiên cứu tich phân của những hàm đại số .
Đương thời, Abel đã phải vật lộn suốt cuộc đời ngắn ngủi bi kịch của mình. Abel sinh gần Stavanger (Nauy). Ông bị sinh non ba tháng, và người ta đồn rằng “thằng bé chỉ sống sót nhờ được tắm trong rượu vang đỏ”. Ở trường, cậu bé Abel học xong tất cả các môn, trừ toán. Nhưng ở tuổi 19, khi bước chân vào đại học, cậu đã thực sự trở thành nhà toán học vĩ đại nhất của Nauy.
Năm 1826, Abel sống ở Paris 3 tháng để hoàn tất một bản thảo. Bản thảo này đã đưa ông lên đỉnh cao vinh quang, vì nó đã đặt nền móng cho lý thuyết về các hàm elip: Đó là sự hợp nhất hai bộ môn hình học và đại số, trong đó ông sử dụng các công thức toán học để tính toán chu vi một hình elip (tương tự như ở bộ môn lượng giác ngày nay).
Abel đệ trình bản thảo của mình tới Viện hàn lâm khoa học ở Paris và chờ đợi, chờ đợi mãi. Sau vài tháng không có tin tức gì, và tin rằng bản thảo đã mất, đầu năm 1827, ông trở về Nauy, không một đồng xu dính túi và mất hết nhuệ khí. Hai tháng sau đó, Abel tiếp tục nghiên cứu, dạy học và cố gắng thực hiện những cuộc tiếp xúc cuối cùng với giới khoa học. Ông bắt đầu ho ra máu vào khoảng lễ giáng sinh năm 1828, và ra đi vì bệnh lao ở tuổi 26.
Hai ngày sau cái chết của Abel, hai lá thư liên tiếp tới nhà ông. Một trong số đó từ Berlin, đề nghị ông đến làm ở viện hàn lâm. Lá thư thứ hai được gửi từ Paris, thông báo bản thảo của ông đã được nhiệt liệt hoan nghênh.
Tin tức - Tags: Niels Henrik Abel10 kỹ năng sơ cứu không thể thiếu với gia đình có trẻ nhỏ
Phân phối chương trình THCS môn Toán khối lớp 6, 7, 8, 9
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Vật lý luyện thi THPT quốc gia 2018
30 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 6 có đáp án
Đề cương ôn tập Địa lý 6 học kì 2
80 câu hỏi trắc nghiệm môn Vật Lý lớp 6 có đáp án
Một số phương pháp giải phương trình nghiệm nguyên