Tiểu sử nhà toán học Bunhiacôpxki
Nhà toán học Nga Bunhiacôpxki sinh ngày 16-12-1804 là viện sĩ Viện Hàn lâm Pêtecbua từ khi mới 24 tuổi và sau này trở thành phó chủ tịch của Viện từ năm 1864 cho tới năm 1889 là năm ông mất. Ông mất ngày 12-12-1889.
Từ 16 tuổi đến 21 tuổi ông đã theo học ở Pari, lúc đó có nhiều giáo sư nổi tiếng dạy như Laplaxơ, Phuriê, Côsi, Lơgiăngđrơ. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ toán tại Pari vào năm 1825 lúc ông 21 tuổi.
Trở về nước, ở Pêtecbua ông đã hoạt đọng tích cực trong lĩnh vực giáo dục, giảng dạy toán cho đến năm 1846. Trong 15 năm sau, từ 1846 đến 1859 ông dạy tại trường Đại học Pêtecbua, phụ trách các môn cơ học giải tích, lí thuyết xác suất và giải tích toán học. Bắt đầu từ năm 1858, ông trở thành chuyên gia quan trọng của chính phủ về các vấn đề thống kê và bảo hiểm.
Có thể nói rằng lĩnh vực hoạt động của ông rất rộng lớn và đầy kết quả tốt đẹp. Ông đã có đến 168 công trình nghiên cứu. Công trình ưu việt của Bunhiacôpxki là lí thuyết số, lí thuyết xác suất và ứng dụng. Ông còn nghiên cứu nhiều về giải tích, hình học và đại số, quan tâm đến cả tính toán trong thực tiễn; góp phần vào việc cải tiến các tính toán của nước Nga.
Tác phẩm to lớn của ông là “Cơ sở của lí thuyết xác suất” (1846) trong đó có nhiều phần độc đáo, nhất là phần lịch sử phát sinh và phát triển môn xác suất, phần ứng dụng quan trọng của xác suất trong vấn đề bảo hiểm và dân số.v.v..
Một loạt công trình của ông về thống kê, xác suất đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của lí thuyết thống kê ở nước Nga. Các công trình về lí thuyết số với 1 số khái niệm mới đã mang lại sự hấp dẫn đối với môn này vào thế kỉ thứ 19. Trong hình học ông cũng đã nghiên cứu về lí thuyết các đường song song.
Cùng với Ôxtrôgratxki và Trêbusep, ông đã có vai trò lớn trong việc nâng cao trình độ khoa học của việc giảng dạy toán ở đại học và mở rộng phạm vi chương trình toán ở đại học. Ông đã viết tập “Những bài giảng về toán lí thuyết và toán ứng dụng” có giá trị lớn đối với việc giảng dạy toán cũng như đối với từ vựng khoa học. Ngoài ra đối với nhà trường phổ thông Bunhiacôpxki đã viết cuốn sách giáo khoa “Số học” (1844) và cuốn “Chương trình và tóm tắt môn số học”.
Ông là hội viên danh dự của tất cả các trường Đại học Nga, của nhiều hội khoa học, đồng thời là phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Viện đã đặt ra giải thưởng mang tên ông cho những tác phẩm toán học có giá trị lớn.
Tin tức - Tags: Bunhiacopxki, nhà toán học20 nhà Toán học vĩ đại đã làm thay đổi thế giới
Bài tập tính giá trị biểu thức – Toán nâng cao tiểu học
Bổ đề Bezout
Câu đố mẹo về đo lường
Một số bài cảm thụ văn học tham khảo lớp 3 có giải
Chia sẻ bộ tài liệu trắc nghiệm Vật lý lớp 10, 11, 12
Cách chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đơn thức, đa thức cho một biến