SKKN: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp 2

* Nội dung sáng kiến

Chính tả là một trong những phân môn Tiếng Việt ở tiểu học.Phân môn chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng chính tả,phát triển năng lực sử dụng thức viết vào hoạt động giao tiếp.

– Chữ viết là kí hiệu bằng hình ảnh thị giác(các hình nét)ghi lại tiếng nói.

– Chữ viết là một phát ngôn quan trọng của loài người.Trẻ em đến tuổi đi học thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ.Ở giai đoạn đầu (bậc tiểu học) trẻ tiếp tục hoàn thiện năng lực tiếng nói mẹ đẻ.Từ đó bắt đấu dạy em học chữ.Muốn đọc thông viết thạo trẻ phải được học chính tả.

a. Những căn cứ nguyên nhân

Trong quá trình giảng dạy lớp 2, bản thân nhận thấy học sinh còn viết sai nhiều lỗi chính tả. Đặc biệt đầu năm học này ở lớp tôi chủ nhiệm học sinh viết sai rất nhiều lỗi chính tả.Nên tôi quyết định chọn đề tài: Rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh lớp chủ nhiệm.

b. Những cách thức thực hiện

Mặc dù các em đã đọc thông viết thạo nhưng các em chưa nắm được những qui tắc thì việc viết chính tả của các em còn gặp khó khăn rất nhiều.Dưới đây là những nguyên tắc dạy chính tả:

1. Nguyên tắc dạy chính tả gắn với việc phát triển tư duy

Phát triển tư duy cho học sinh gắn với sự hướng dẫn của giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đảm bảo kết quả việc tiếp thu và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn. Khi phân tích luyện tập ,sửa chữa hoặc cung cấp kiến thức mới cần tiến hành theo một số thao tác tư duy để kích thích hứng thú tìm hiểu, giúp học sinh nắm chắc các hiện tượng và tìm ra cách giải quyết đúng đắn các hiện tượng đó. Tính áp đặt máy móc những qui tắt mà học sinh chưa được gợi mở suy nghĩ để thực hiện một cách tự giác. Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các qui tắc chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác hệ thống tư duy hợp lí:

a) Phân chia nhiệm vụ thực hiện quy tắc thành các bước cụ thể.

b) Lần lượt giải quyết các các bước cụ thể đó theo một trình tự logic.

c) Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung.

Ví dụ: Dạy cho học sinh phân biệt l/n là nói như viết, nói sao viết vậy.

Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy học sinh đòi hỏi :

– Vận dụng các phương pháp thích hợp để rèn luyện các thao tác tư duy giúp học sinh chủ động tích cực lĩnh hội tri thức luyện kĩ năng chính tả tự động hóa.

– Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “hiểu” tác dụng của chữ viết trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ viết tronng quá trình giao tiếp.

– Luyện tập, thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng viết và kĩ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh.

2. Nguyên tắc dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói

Ngôn ngữ được hiện thực hóa trong quá trình giao tiếp ở dạng thức nói và dạng thức viết. Nói và viết là những hoạt động có hai mặt: một mặt,là hành động phát ra âm thanh hoặc viết thành chữ; một mặt là hoạt động giao tiếp có nội dung và mục đích cụ thể,biểu hiện bằng chất liệu âm than h hay kí tự được nói hoặc viết ra thành lời(ngôn ngữ hoặc văn bản ). Chữ viết và chính tả là hệ thống hoạt động chức năng của ngôn ngữ. Chữ viết và chính tả có liên hệ hình thức ngữ âm với nội dung ngữ nghĩa của văn bản.

Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói yêu cầu sự phát triển phong phú và đa dạng các kiểu loại bài tập thực hành giao tiếp. Học chữ và học viết chính tả là để viết thạo tiếng nói, để có công cụ học tập và giao tiếp và dể phát triển ngôn ngữ. Hướng về dạng thức viết của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, sẽ kích thích hứng thú và hình thành động cơ học tập đúng đắn của học sinh đem lại hiệu quả thiết thực và vững chắc cho phân môn chính tả.

3. Nguyên tắc chính tả chú ý đến trình độ và phát triển ngôn ngữ của học sinh

Trước tuổi đi học trẻ em mới sử dụng ngôn ngữ ở dạng thức nói.Hệ thống ngữ âm hệ thống từ vựng và hệ thống ngữ pháp của tiếng mẹ đẻ được hình thành ở trẻ em Việt Nam một cách tự nhiên, tự phát và vô thức ,thông qua dạng thức nói. Bước vào lớp 1 (bậc tiểu học)trẻ em mới bắt đầu học chữ tiếp xúc với dang viết của ngôn ngữ. Để nắm chắc dạng thức viết (biết viết ,biết đọc chữ viết) trẻ em phải học chữ, viết chữ và học chính tả.

Hệ thống chữ viết và hệ thống qui tắt chính tả được hình thành ở trẻ em qua con đường học vấn một cách tự giác và có ý thức. Khi viết chữ trình độ tư duy và ngôn ngữ của trẻ em sẽ có một bước phát triển nhảy vọt;từ tư duy cụ thể trực quan và cảm tính, trẻ em tiến đến tư duy khái quát trừu tượng và lí tính hoạt động ngôn ngữ của trẻ em phát triển. Khả năng và lĩnh vực giao tiếp mở rộng .

Hệ thống chữ viết và hệ thống chính tả đối với học sinh cấp Tiểu học là tri thức mới mẻ. Nắm bắt được nội dung kí hiệu của hệ thống chữ viết, học sinh có phương tiện tiếp thu, lĩnh hội tri thức khoa học tự nhiên và xã hội, hình thành những phẩm chất có văn hóa.

Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em,tức là trên cơ sở trình độ trẻ em nắm và sử dụng dạng thức nói (hệ thống ngữ âm và các hệ thống bộ phận cấu thành ngôn ngữ ). Ở độ tuổi khác nhau nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú khác nhau,với những ảnh hưởng tiếp xúc văn hóa trong các cộng đồng có nét riêng ,trình độ nắm và sử dụng dạng thức nói của học sinh ở từng lớp và từng cấp tiểu học không đồng đều.

Do đó nội dung hình thức yêu cầu dạy chính tả đề ra phải sát hợp với từng đối tượng. Ví dụ: Khi dạy chính tả lớp 1 coi trọng trước hết là mối liên hệ âm và chữ, phát âm và ghi âm,viết và đọc. Dần dần lên các lớp trên cung cấp những qui tắt biểu hiện mối quan hệ chữ- âm – nghĩa hoặc chữ nghĩa trong dạng thức viết của văn bản.

4. Nguyên tắc phát triển song song dạng thức nói và dạng thức viết của ngôn ngữ

Dạng thức nói và dạng thức viết đều là hình thức nói của ngôn ngữ. Trước khi có chữ viết ngôn ngữ được biểu hiện bằng âm thanh, bằng dạng thức nói. Chữ viết ra đời làm hình thành một chất liệu biểu hiện quan trọng khác của ngôn ngữ, đó là dạng thức viết. Nguồn gốc của chữ viết là hình vẽ biểu vật (tượng hình ) chưa có mối quan hệ trực tiếp với âm thanh. Chữ tượng hình chắc chắn là khó học, khó nhớ và khó sử dụng vì ở mỗi chữ tượng hình là một hình vẽ biểu thị một vật thì số lượng hình vẽ sẽ tăng lên rất nhiều,không thể đảm bảo viết, vẽ thống nhất những hình vẽ quá phức tạp.

Dần dần, chữ tượng hình được đơn giản hóa thành đường nét khu biệt ổn định, trở thành chữ biểu ý. So với chữ tượng hình , chữ biểu ý tiến bộ hơn ở chỗ không biểu thị các từ có nội dung biểu vật có hình dạng cụ thể mà còn khả năng biểu thị các từ có nội dung là các khái niệm trừu tượng.Tuy vậy,chữ biểu ý cũng không thể đáp ứng đầy đủ sự phát triển của ngôn ngữ. Các hình vẽ biểu vật hay biểu ý thường hạn chế ở khả năng biểu hiện được vốn từ ngày càng phong phú về số lượng về nội dung ý nghĩa.

Chữ viết biểu âm xuất hiện là một tiến bộ: vừa biểu thị âm thanh, vừa biểu thị ý nghĩa đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người. Dạy chính tả hướng tới đồng thời cả dạng tức nói và dạng thức viết trên cơ sở mối liên hệ hệ âm – chữ; âm chữ và nghĩa,nhằm hoàn thiện kĩ năng đọc- viết ; viết-đọc; viết – đọc và hiểu. Học sinh được đối chiếu so sánh phân biệt dạng thức nói với dạng thức viết trong các trường hợp đồng âm (khác nghĩa), đồng tự (khác âm hay khác nghĩa); những trường hợp đồng âm không đồng tự (phát âm như nhau,viết khác nhau) hoặc đồng tự không đồng âm (viết như nhau,đọc khác nhau); những biến thể ngữ âm trong lời nói; biến thể ngữ âm trong phương ngữ và chuẩn chữ viết, chuẩn chính tả thống nhất.

c. Kết quả

Qua quá trình rèn cho học sinh viết chính tả đã mang lại kết quả như sau:

– Số học sinh được rèn ở lớp Hai/2 năm học 2012 – 2013 đã được điểm cao hơn năm trước.Số học sinh viết sai chính tả đã giảm đi nhiều .Cụ thể những đợt kiểm tra định kì như sau :

Đầu năm khảo sát 20/51 em sai từ 4 – 5 lỗi.

GHKI: 15/51 em sai 1-2 lỗi.

HKI:    5/51 em chỉ sai 1-2 lỗi.

Với kết quả đạt được như trên ,bản thân tôi rất vui vì mình đã góp một phần nhỏ vào kết quả học tập của các em.

d. Một số bài học kinh nghiệm:

Thông qua việc nghiên cứu này, bản thân tôi đã tìm hiểu và đề ra những biện pháp rèn học sinh viết đúng chính tả ở trường tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói riêng.Từ đó tôi rút ra nhữnng bài học kinh nghiệm như sau:

– Phải hướng dẫn học sinh thật kĩ những qui tắc cơ bản .

– Giáo viên phải phát âm một cách chuẩn và chính xác.

– Đối với học sinh :các em cần phải tư duy và vận dụng thực tiễn để áp dụng vào bài viết của mình.

– Sự cố gắng rèn luyện và sự phấn đấu của học sinh.

Tin tức - Tags: ,