Phương pháp làm bài hiệu quả môn thi Lịch Sử THPT Quốc gia 2018
Môn thi Lịch Sử trong kỳ thi THPT Quốc Gia 2018 tiếp tục thi theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy các em học sinh cần có phương pháp làm bài đúng đắn để đạt được kết quả tốt nhất.
Để đạt điểm cao môn Lịch Sử, điều quan trọng là cần nắm chắc kiến thức, bên cạnh đó học sinh cần tăng cường luyện đề để tìm được phương pháp làm bài một cách hiệu quả nhất.
Trên cơ sở đề thi THPT Quốc gia năm 2017, chúng tôi xin gửi đến các bạn thí sinh phương pháp làm bài hiệu quả môn Lịch Sử cho kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.
Phương pháp hệ thống kiến thức một cách nhanh nhất
Về cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2017, phần lịch sử thế giới chiếm 30% và phần lịch sử Việt Nam chiếm 70%. Trong đề thi Lịch Sử sẽ có 24 câu đầu ở mức độ nhận biết và thông hiểu.chiếm 60% số điểm trong bài thi.
Phần thứ hai gồm 16 câu hỏi có tính phân loại cao đòi hỏi khả năng vận dụng và vận dụng cao của thí sinh phục vụ cho việc xét tuyển đại học, cao đẳng. Cuối đề thi sẽ có 4 câu vận dụng cao chiếm 1/10 điểm, theo lý thuyết, một thí sinh khá giỏi có thể đạt được 9/10 điểm, một điểm còn lại giành cho học sinh giỏi, tuy nhiên để ghi trọn vẹn 9 điểm là điều không hề dễ dàng.
Tuy nhiên theo thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, đề thi năm nay sẽ bao gồm cả kiến thức lớp 11 và kiến thức lớp 12. Vì vậy để làm tốt bài thi trắc nghiệm, trước hết thí sinh cần nắm rõ các kiến thức trong sách giáo khoa, đây là tài liệu triệt để để ôn tập, hầu hết chương trình đều nằm trong sách giáo khoa phủ rộng ở tất cả các kiến thức nên thí sinh cần phải học chi tiết, tỉ mỉ, đây chính là điểm khó của việc làm đề thi trắc nghiệm. thế nên việc học vẹt là điều không hề dễ dàng.
Với hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh không chỉ đòi hỏi hiểu rõ vấn đề mà còn phải biết nắm rõ tính chất của sự kiện, xâu chuỗi, đồng thời biết phân tích, tổng hợp, từ đó rút ra mối quan hệ biện chứng của từng giai đoạn.
Để đạt được điểm cao môn Lịch Sử, thí sinh cần nắm rõ các vấn đề:
- Trong thời điểm, giai đoạn lịch sử đó, có vấn đề gì đang diễn ra?
- Vì sao có sự kiện đó? Nội dung sự kiện là gì? kết quả và ý nghĩa của sự kiện
- Tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá, liên hệ
Học theo phương pháp này học sinh dễ nắm được trọng tâm của chương trình và các sự kiện cốt lõi cùng thời gian cụ thể. Đồng thời học sinh có thể lập sơ đồ tư duy, với các từ khóa chính qua đó có thể xâu chuỗi kiến thức theo chiều không gian hoặc thời gian.
Ngoài ra, việc luyện đề thường xuyên cũng là cách để ôn lai kiến thức một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp học sinh chuẩn bị tâm lý sẵn sàng trong quá trình thi chính thức.
Phương pháp làm bài hiệu quả môn Lịch sử THPT Quốc gia
Đầu tiên cần đọc kỹ đề bài, xác định từ khóa và yêu cầu của câu hỏi, chú ý những câu hỏi phủ định để không bị lạc đề hay nhầm lẫn kiến thức. Trong những trường hợp còn phân vân kiến thức, học sinh có thể căn cứ vào các dữ kiện trong bài để loại trừ phương án sai và tìm ra đáp án đúng.
Phải đọc kỹ lời dẫn, phân bố thời gian hợp lý trong quá trình làm bài. So với các đề thi tự luận, việc thi trắc nghiệm có số lượng câu hỏi nhiều hơn, nhưng thời gian làm bài ngắn hơn. Đối với học sinh khá giỏi, nên xác định nhanh số lượng câu hỏi dễ để hoàn thành đáp án một cách nhanh chóng.
Trong quá trình làm bài cần đánh dấu những câu đã làm vào đề thi để tránh mất thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần.
Tin tức - Tags: lịch sử, thi thpt quốc gia 2018, THPT quốc gia 2018Những lưu ý khi làm bài thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2018
Sự khác biệt giữa Phonics và cách học tiếng Anh truyền thống
Lịch thi THPT quốc gia năm 2018 chính thức của Bộ giáo dục và Đào tạo
6 sai lầm cần tránh khi làm bài thi Toán THPT quốc gia
8 kỹ năng giúp làm bài thi môn Toán đạt điểm cao
Chiến thuật làm bài thi môn Toán
Những sai lầm thường mắc phải trong bài thi môn Toán vào 10