Phiếu ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 nghỉ dịch Corona cuối tháng 3

Phiếu ôn tập môn tiếng Việt lớp 3 trong thời gian nghỉ dịch Corona vào cuối tháng 3 năm 2020.

Câu 1: Tìm tiếng :

a) Bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

-Trái nghĩa với ngoài:…………………..

-Tên một loài gia súc thuộc nhóm ăn thịt, nuôi để giữ nhà hay đi săn:……………

-Trái nghĩa với già:…………………….

-Lách giữa đám đông để chiếm chỗ, chiếm lối đi:……………………

b) Có chứa thanh hỏi hoặc thanh ngã:

-Chỉ vật có mặt phẳng, thường bằng gỗ, dùng để viết hoặc dán những gì cần nêu cho mọi người xem:…………………..

-Tên gọi chung năm loại cây có hạt dùng để ăn:……………………..

-Các thứ hoa quả, dùng bày chung với nhau trong ngày tết Nguyên Đán:………

-Trái nghĩa với đóng:………………………

Câu 2: . Gạch bỏ những từ em không chọn:

Về với Mẹ

Chiếc tàu dẫn đầu đưa đàn con đi đày ải về với mẹ đã (xa, sa) tít ngoài khơi. Dắt díu nhau (sau, xau) là ba mươi chiếc ghe bồng bềnh lướt (sóng, xóng).

(Xa xa, Sa sa) đất nước đã in thành một vệt dài (xanh, sanh) ngắt.

(Suốt, Xuốt) trong mấy giờ liền, chúng tôi đứng cả trên mạn (xuồng, suồng), lòng rạo rực. Còn bao nhiêu hơi (sức, xức), chúng tôi hát, hát cho vang mặt biển, hát cho át tiếng (sóng, xóng) và nhất là để che giấu (xúc, súc) động.

TRẦN TRUNG KIÊN

Câu 3: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ dưới đây:

–                 gầy gò

–                 vui vẻ

–                 trắng trẻo

–                 cười

–  –  chậm chạp

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

…………………………

–     nóng bức

–     khéo léo

–     chăm chỉ

–     ngọt

–     héo

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

Câu 4: :

Gạch chân dưới từ chỉ sự vật, có trong khổ thơ sau:

“Việt Nam đẹp khắp trăm miền

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.

Câu 5: Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về việc học tập của các bạn trong lớp

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Câu 6: . Đánh dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

-Bà em mẹ em và dì em đều là giáo viên.

-Bố của bạn Lan một nhà ngoại giao mới về nước.

-Mẹ em đi chợ mua rất nhiều thứ: gạo thịt tôm rau.

Câu 7: Đọc các câu thơ sau rồi điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong bảng

a.Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

b. Rạng sáng

Mặt trời ngoài biển khơi

Như quả bóng đỏ trên bàn bi – a.

c.  Sương trắng viền quanh núi

Như một chiếc khăn bông

d. Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

e.      Bà em ở làng quê

Lưng còng như dấu hỏi

Sự vật được so sánhĐặc điểm so sánhTừ so sánhSự vật so sánh
a. Tiếng suốitrongnhưtiếng hát
b. ……………………………………. …………………. …………………
c. …………………. …………………. …………………. …………………
d. …………………. …………………. …………………. …………………
e. …………………. …………………. …………………. …………………

Câu 8: Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm trong các câu sau:

Đầm sen nở sen vàng. Lá sen màu xanh mát, lá cao, lá thấp chen nhau, phủ kín mặt đầm.

– Từ chỉ sự vật: ……………………………………………………………………………………….

– Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………………………….

– Từ chỉ đặc điểm: ……………………………………………………………………………………….

Câu 9:  Trong từ Tổ quốc tiếng quốc có nghĩa là nước. Tìm thêm các từ khác có tiếng quốc với nghĩa như trên.

ví dụ: quốc kì, quốc ca, …………………………………………………………………………………

Câu 10:  Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại trong mỗi dãy:

a. Non nước, giang sơn, non sông, quê hương, tổ quốc, đất nứơc, làng xóm.

b. Bảo tồn, bảo ban, bảo vệ, giữ gìn, gìn giữ.

c. Xây dựng, dung đứng, kiến thiết, dung xây

d. Tươi đẹp, hùng vĩ, xanh tốt, gấm vóc.

Câu 11: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì)?, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi: làm gì, thế nào?

a. Đường lên dốc trơn và lầy

b. Người nọ đi tiếp sau người kia.

c. Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh.

d. Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

e. Những khuôn mặt đỏ bong.

Câu 12: Tìm từ ngữ nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp

Ông trời nổi lửa đằng đông

Bà sân vấn chiếc khăn hang đẹp thay

Bố em xách điếu đi cày

Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau

Cậu mèo đã dậy từ lâu

Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.

Tên sự vậtTừ gọi sự vật như gọi ngườiTừ ngữ tả sự vật như tả người.

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau rồi điền vào bảng dưới đây.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

Tên sự vậtTừ ngữ tả sự vật như người

Câu 14: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: ở đâu?

a. Các em nhỏ thấy cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường.

b. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa cúc đang nở rộ.

c. Trong lớp, học sinh đang học bài.

d. Bầy chim sẻ hót ríu rít trong vòm lá.

Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn để nói về tình cảm của một người thân đối với em

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tin tức - Tags: , , , ,