Ôn tập: Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn
1. Khoảng cách từ 1 điểm đến đường thẳng là độ dài đường vuông góc từ điểm đó đến đường thẳng.
2. Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng d khi đó có các trường hợp sau:
2.1. Nếu d(O;d) = OH > R thì đường thẳng và đường tròn không có điểm chung. Ta nói đường thẳng và đường tròn ngoài nhau hoặc không cắt nhau.
2.2. Nếu d(O; d) = OH = R khi đó đường thẳng và đường tròn có một điểm chung duy nhất chính là H. Khi đó ta nói đườngthẳng tiếp xúc đường tròn (đường thẳng này gọi là tiếp tuyến của (O)).
2.3. Nếu d(O; d) = OH < R thì đường thẳng d cắt đường tròn (O; R) tại hai điểm phân biệt A và B. Đường thẳng này gọi là cát tuyến với (O; R).
3. Vậy muốn xác định vị trí của đường thẳng d và đường tròn ta cần tìm bán kính R và khoảng cách d(O; d) rồi so sánh và kết luận.
Bài tập:
1. Cho các đường thẳng và đường tròn trong bảng sau:
R | D | Quan hệ |
4 | 5 | |
4 | 4 | |
50 | 75 | |
3 | 2 | |
2 | 9 |
2. Cho ΔABC có góc B > C, AB=x; AC=y và chiều cao AH= h. Hỏi bán kính của đường tròn tâm A có giá trị bao nhiêu để (A; R) cắt BC theo các trường hợp:
a. Hai giao điểm nằm giữa B và C.
b. B và C nằm giữa hai giao điểm.
3. Cho tam giác cân OAB có OA=OB=5cm và AB=6cm. Hỏi bán kính R của đường tròn (O; R) có giá trị bao nhiêu để đường tròn tiếp xúc AB.
Ôn tập: Tính chất đối xứng của đường tròn
Ôn tập: Định nghĩa và sự xác định đường tròn
Ôn tập: Tỉ số lượng giác của góc nhọn
Ôn tập: Hệ thức lượng trong tam giác vuông – Hình học 9
Ôn tập Đồ thị và hàm số – Toán lớp 9
Ứng dụng phép biến hình để giải bài toán quỹ tích
Phương pháp giải một bài toán quỹ tích – Toán lớp 9