Những sai lầm thường mắc phải trong bài thi môn Toán vào 10
Trung tâm Gia sư Hà Nội tổng hợp những sai lầm mà các em thường mắc phải trong bài thi môn Toán vào 10. Các em tham khảo và chú ý khi làm bài để tránh bị những lỗi sai như vậy nhé.
Các lỗi sai được nêu ra theo từng bài trong đề thi Toán vào 10.
Bài 1. Rút gon biểu thức và các bài toán liên quan
– Lỗi chép sai đề bài: Nhiều bạn đọc bảo chép từ đề bài thôi thi làm sao mà sai được Nhưng với kinh nghiệm chấm bài nhiều năm của các thầy cô giáo cho thấy: rất nhiều bạn gặp phải lỗi này kéo theo kết quả các ý sau đều sai và mất toàn bộ điểm bài 1 => Khắc phục bằng cách kiềm tra lại biểu thức ghi trong bài so với để bài thật kĩ để tránh lỗi sai đáng tiếc này.
– Lỗi các em quên không tìm điều kiện xác định xác định cho bài: vì lý do này sẽ kéo theo sai lầm trong bài toán tính giá trị, bài toán tìm X để biểu thức thỏa mãn một điều kiên nào đó
– Lỗi Phần tính giá trị của biếu thức: Các em thường thay ngay giá trị của biến đề bài cho vào biểu thức mà không kiểm tra xem giá trị đó có thỏa mãn điều kiện hay không?
– Lỗi Dạng tìm x: Khi làm xong bài toán, các em quên không thử lại với điều kiện hay có em không biết kểt hợp với điều kiện.
– Lỗi Nhầm lẫn trong dạng bài: Bài toán tìm X nguyên để biểu thức nguyên khác hoàn toàn với bài toán
tìm X để biểu thức nguyên (Nếu đọc chậm và kĩ đề bài các em sẽ thấy một đề bài X PHẢI LÀ SỐ NGUYÊN, một đề bài X LÀ SỐ BẤT KỲ THUÔC SỐ THỰC VÀ X CÓ THỂ LÀ PHÂN SỐ )
– Lỗi Dạng tìm GTLN, GTNN của biểu thức: nhiều bạn khi đọc thấy dạng bài này thường hay nghiễm nhiên bỏ qua vì mặc định tìm GTLN, GTNN là khó. Nhưng thực chất dạng này không hề khó nếu các em để tâm học.
– Lỗi Sai dấu khi tính toán, sử dụng hằng đẳng thức sai, sử dụng sai dấu suy ra, dấu tương đương
Bài 2. Giải bài toán bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình
– Lỗi Không xác định được đây là bài toán thuộc dạng nào: ( Toán chuyển động, toán năng suất, Tìm số, Chung riêng, toán có nội dung hình học,…)
– Lỗi Không biểt cách chọn ẩn
– Lỗi Quên đặt điều kiện cho ẩn, đặt sai điều kiện của ẩn
– Lỗi Không tìm được mối liên hệ giữa các đại lượng liên quan do không nắm các công thức s= V.t; SP = NS. tg;
– Lỗi Không biết cách khai thác giữ liệu đề bài (Đọc hiểu văn nên đọc chậm, tách câu càng nhỏ, càng chi
tiết việc khai thác sẽ đỡ phức tạp hơn)
– Lỗi Không biết cách giải phương trình, hệ phương trình (cái này có nhiều học sinh làm đến bước này rồi còn bị mất điểm rất đáng tiếc)
– Lỗi Không so sánh kết quả tìm được với điều kiên của ẩn. Thiếu kểt luận cho bài toán.
Bài 3. Phương trình, hệ phương trình, hàm số và đồ thị
A. Giải hệ phương trình
– Lỗi Không đặt điều kiện cho ẩn, hoặc có đặt nhưng đặt cho ẩn này nhưng quên ẩn kia, không biết kết hợp điều kiện
– Lỗi Không biết cách chọn phương án tối ưu, không biết cách đặt ẩn phụ, không đặt điều kiện cho ấn phụ.
– Lỗi Giải xong không kiểm tra xem kềt quả tìm được có thỏa mãn điều kiện hay không quên không kết luận nghiệm
B. Hệ phương trình chứa tham số, bài toán giữa hai đường thẳng
– Lỗi Chưa nắm vững điều kiện có nghiệm, vô nghiệm của hệ phương trình
– Lỗi Sai lầm trong tính toán, trong việc sử dụng dấu suy ra, dấu tương đương.
– Lỗi Sai lầm trong việc chia cả 2 vế cho biểu thức chứa ẩn dẫn đến thiếu nghiệm. Xét thiếu trường hợp của tham số.
– Lỗi Chưa biết chuyển dạng để bài có lời văn về biểu thức thông thường
– Lỗi tìm ra kết quả tham số không so sánh với điều kiện có nghiệm
Chưa biết cách đưa bài toán về hai đường thẳng về bài toán hệ phương trình
C. Giải phương trình bậc hai. phương trình bậc hai chứa tham số. Bài toán hàm số và đồ thị
– Lỗi Không nhớ công thức nghiệm, điều kiện để phương trình có nghiêm, vô nghiêm…
– Lỗi Không nhớ hệ thức Viet hoặc nhớ nhưng chưa biết áp dụng hay áp dụng vào thiếu
– Lỗi Không nắm rõ bài toán liên quan (Đây là phần nhiều kiến thức nhất: như tìm điều kiện để pt có hai nghiệm trái dấu, hai nghiệm cùng âm, cùng dương ; hai nghiêm thỏa mãn một điều kiện nào đó )
– Lỗi Thường quên xét các trường hợp của hệ số a khi a chứa tham số.
– Lỗi Khi tìm ra kết quả của tham số quên không so sánh với điều kiện có nghiêm hoặc không biết cách kết hợp điều kiện.
– Lỗi trình bày không đầy đủ khi chuyển từ bài toán đổ thị hàm số về bài toán phương trình bậc hai chứa tham số.
Bài 4. Hình học
– Lỗi Vẽ hình chưa chinh xác, thường hay vè vảo tnrờng hợp đặc biệt khi để bài nhìn hình khi làm bài
– Lỗi Chưa biết cách khai thác giá thiết hoặc khai thác giả thiết chưa hết
– Lỗi trình bày bài làm quá tắt dẫn đến không được điểm tối đa
– Lỗi Thường quên không dùng kết quả ý trên để suy nghĩ hướng cho ý tiếp theo
Bài 5. Câu cuối
– Lỗi Thường học sinh bi tâm lý câu cuối nên bò
– Lỗi Không phân biệt được dạng
– Lỗi Không nắm rõ phương pháp
Dạy con là cả một quá trình – Những điều bố mẹ nên đọc
Bộ GDĐT thông tin chính thức về những thay đổi trong đề thi THPT quốc gia 2018
Nên bỏ phần nào, học phần nào khi ôn thi Toán THPT QG 2018
Những chú ý khi học thi môn Toán mà học sinh cần ghi nhớ
Những chiến thuật riêng giúp đạt điểm cao trắc nghiệm môn Toán
Ứng dụng của bất đẳng thức trong Toán THCS
Sử dụng các bất đẳng thức đã biết để chứng minh bất đẳng thức