Một số biện pháp rèn phát âm chữ L – N cho trẻ 5 tuổi

Trong khi dạy trẻ 5 tuổi phát âm đúng, chúng tôi đã gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính lá do bộ máy phát âm của trẻ ở độ tuổi này chưa hoàn thiện.

Bên cạnh còn có cả nguyên nhân do người lớn phát âm sai nên trẻ bắt trước theo. Đặc biệt khi dạy trẻ phát âm hai phụ âm L – N, tôi nhận thấy trẻ rất khó nhận biết, hay lẫn lộn nên phát âm thường sai. Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Rèn phát âm chữ cái L – N cho trẻ 5 tuổi” và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau:

Biện pháp 1: Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác phụ âm L – N

Muốn cho trẻ phát âm đúng, trước tên cô giáo phải là người phát âm chuẩn xác. Do ảnh hưởng của Thổ ngữ tôi đã phát âm không chuẩn phụ âm L – N nên đã tự rèn luyện phát âm cho mình như sau:

Tôi đã nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cách phát âm 2 phụ âm đầu L – N biết được cấu tạo đặc điểm và cơ chế phát âm của 2 phụ âm L – N, sau đó tôi tập phát âm hàng ngày vào những thời gian rảnh rỗi bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao… có nhiều phụ âm L – N.

Bên cạnh đó tôi làm những bài tập trắc nghiệm điền các phụ âm L – N, các từ, câu có chứa phụ âm L – N từ dễ đến khó hoặc tự tìm ra những ví dụ khác để làm phong phú nội dung luyện tập phát âm L – N cho mình.

Khi giao tiếp với mọi người, tôi luôn tự ý thức đến cách phát âm L – N để sửa sai. để kiểm nghiệm và thiết thực cho việc rèn phát âm của mình tôi tham gia gia tích cực cuộc thi “Nói và viết đúng tiếng Việt” do nhà trường tổ chức.

Sau 1 thời gian luyện tập tích cực tôi đã phát âm chuẩn xác, rõ ràng, có âm điệu làm tăng hiệu quả bài giảng và tự tin, mạch lạc trong giao tiếp với mọi người cũng như khi giao tiếp với trẻ.

Biện pháp 2: Sửa sai lỗi phát âm phụ âm L – N thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái

Hoạt động chung là hoạt động giáo viên chuẩn hóa, chính xác hóa kiến thức cho trẻ thu nhận từ nhiều nguồn tin khác nhau. Với hoạt động “với hoạt động làm quen với chữ cái L – N”, tôi chuẩn bị rất kỹ và xác định đây là hoạt động chính giúp trẻ nhận thức đúng về cách phát âm. Tôi hướng dẫn luyện cách phát âm cho trẻ như sau:

Khi đọc mẫu tôi cố gắng đọc to, rõ ràng âm thật chuẩn để trẻ nghe rõ cách đọc, đồng thời tôi nêu rõ cách phát âm chữ L – N cho trẻ hiểu.

Song nếu cô chỉ nêu và phát âm thì trẻ chưa thể hình dung được mà mà tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần từng phụ âm với nhiều cách khác nhau. Trước tiên tôi cho trẻ cùng đọc đồng thanh vài lần, sau đó gọi cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ yêu cầu trẻ nhìn khuôn miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần.

Ví dụ: Cháu Đạt, Tiến, Toàn, Duy, Hải Anh… được cô gọi thường xuyên, cô đọc trước trẻ đọc sau, đọc đi, đọc lại, cô sửa để trẻ nhớ về và biết cách đọc.

Qua hoạt đồng với từng cá nhân, có một số trẻ phát âm đúng ngay, song còn một số trẻ đọc sai tôi tiếp tục rèn luyện cho trẻ. Để trẻ phát âm một cách tự nhiên, đọc chữ nhiều lần không thấy chán nản và mệt mỏi tôi tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi hoạt động.

Trò chơi: Ai đúng

Cho trẻ đọc bài thơ có nhiều chữ L – N do tôi sáng tác, chọn đúng chữ cái để đọc nhiều lần: Là lá la la

Chúng ta cùng đếm Bạn cố nhanh lên Tìm ngay chữ này

Yêu cầu trẻ khi nghe cô phát âm “L” hoặc “N” trẻ chọn đúng giơ lên, đọc to, các cháu ngồi cạnh phát hiện, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa sai. Với trò chơi này trẻ vừa nhận biết và phát âm đúng chữ L – N, đồng thời phát âm chuẩn các từ có chứa chữ cái L – N trong bài thơ.

Trò chơi: Tìm chữ

Tôi chuẩn bị những bài thơ do tôi sáng tác hoặc sưu tầm viết chữ to có nhiều từ chứa chữ cái L – N. Tôi yêu cầu trẻ đọc thuộc bài thơ theo cô và gạch chân những chữ cái vừa học.

Là lá la la

Em là bé giỏi

Em là bé ngoan

Ngày giúp mẹ chăm làm Lau nhà, múc nước

Tưới vườn na xanh

Hoặc:

Mẹ đi làm về

Thấy đầu chum nước

Hoa na thơm nức Quả na non xanh Lủng lẳng trên cành

Mẹ cười vui vẻ

Nhà lau sạch sẽ

Con đến là ngoan

Ngoài ra tôi còn tổ chức các trò chơi khác như trò chơi tìm nhà đọc chữ, thả bóng đọc chữ, đá bóng đọc chữ, quà tặng cho bạn có tên phụ âm đầu là L – N (tặng cái làn cho bạn Lan, tặng quả táo cho bạn Nam …) hoặc trò chơi hát đối, đọc chữ … tùy thuộc vào mức độ hứng thú hoạt động của trẻ.

Với những trò chơi như vậy, tôi thấy trẻ học rất vui, thoải mái, nhẹ nhàng và được khắc sâu cách phát âm đúng chữ cái L – N.

Chính vì vậy, trong hoạt động làm quen chữ L – N, số trẻ phát âm đúng đã tăng, song để trẻ nhớ lâu, phát âm không sai khi 2 phụ âm nằm trong các từ tôi tiếp tục rèn trẻ ở các hoạt động khác.

Biện pháp 3: Rèn trẻ phát âm chữ cái L – N thông qua các hoạt động khác

Hoạt động chung

Như chúng ta đã biết trẻ dễ nhớ nhưng cũng mau quên, vì vậy cô giáo phải luôn luôn tạo ra những tình huống hợp lý nhằm giúp trẻ ôn luyện thường xuyên. Một trong những tình huống cô có thể tạo ra một cách tự nhiên và đạt hiệu quả là lồng ghép chữ L – N vào trong các hoạt động chung khác.

– Ở hoạt động giáo dục âm nhạc:

Tôi không chỉ dạy trẻ hát đúng nhạc rõ lời mà rất chú ý dạy trẻ hát chuẩn các từ. Khi trẻ hát, có những lúc tôi cho trẻ hát không có nhạc đệm để sửa cao độ, trường độ của bài hát, đồng thời sửa lỗi phát âm cho trẻ, đặc biệt với những bài hát có nhiều câu, từ có phụ âm đầu L – N.

Ví dụ: Bái “ Thật lá hay” có câu: “li lí li, lí lì li…”

Bài “Mùa xuân đến rồi” có câu: “Sáng hôm nay trời đã nắng lên rồi”  Bài “Bác đưa thư vui tính” có đoạn “… cầm lá thư, nói cảm ơn này em bé ngoan cầm ngay lá thư…”.

Bài “Vườn trường mùa thu” câu: “là la la, lá la la…”.

Trong hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, tôi quan tâm đến giọng đọc, giọng kể của trẻ, phát hiện cách phát âm sai của trẻ để sửa, tôi thường chú ý tới những bài thơ có nhiều phụ âm  L – N như:

“Đàn lợn đã được ăn

Cơm nước nấu tinh tươm

“Rồi hôm lấy nàng tiên

Không cho chui vào nữa

“Này chú gà nâu

Này chú vịt bầu…”

– Ở hoạt động thể dục vận động:

Tôi sửa cách phát âm cho trẻ bằng cách dán chữ cái L – N cho trẻ phát âm kết hợp vận động qua các bài tập vận động với bóng như: chuyền bóng bên phải, bên trái, lăn bóng theo đường dích dắc, tung bóng, bắt bóng…  Hay bài tập bật nhảy: bật qua 4 – 5 vòng, bật tách chân tôi viết chữ vào các ô để trẻ vừa bật nhảy vừa kết hợp đọc chữ.

Ngoài ra tôi còn tập trung nhiều cơ hội sửa lỗi phát âm 2 phụ âm L – N cho trẻ vào các hoạt động khác như: hoạt động tạo hình, hoạt động với MTXQ, làm quen với một số biểu tượng về toán.

Tuy nhiên để sửa “ngọng” cho trẻ không chỉ chú ý đến hoạt động học tập khác trong này, trẻ luôn cần có sự quan tâm của cô.

Hoạt động ở mọi lúc mọi nơi

Trong hoạt động ngoài trời khi quan sát những sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ có những cảm nhận rất tự nhiên về đặc điểm, màu sắc của sự vật hiện tượng (cái lá này màu nâu, hoặc nụ hoa này chưa nở…) trẻ nói những nhận xét và cảm nhận của mình. Thông qua sự bộc lộ ngôn ngữ này tôi sửa ngay cho trẻ nếu trẻ nói chưa đúng.

Hoặc giao tiếp giữa các cháu với nhau, khi trẻ gọi tên bạn hay nói chuyện với bạn tôi chú ý lắng nghe trẻ nói, nếu sai tôi yêu cầu trẻ nhắc lại câu trẻ vừa nói và chậm rãi nói lại từng từ, khuyến khích trẻ nói theo.  Càng gần gũi với trẻ thì việc luyện phát âm cho trẻ càng thuận lợi hơn, ngay trong giờ đón trẻ hay trả trẻ tôi thường tổ chức chơi trò chơi dân gian có lời như: Nhảy lò cò, nu na nu nống, thả đỉa ba ba, kiếm chúa na… trong thời gian ngắn giữa các hoạt động tôi thường dạy trẻ đọc một số bài ca dao, đồng giao hoặc một số bài thơ do tôi sưu tầm và sáng tác có chứa phụ âm L – N.

Kết hợp với phụ huynh sửa lỗi cho trẻ

Ngay từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh nêu ra cách đọc một số chữ khó, đặc biệt là chữ L – N để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn luyện phát âm cho trẻ khi ở nhà. Với một số trẻ các biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua  những quyển truyện tranh trong có lời đối thoại nhiều phụ âm L – N và dành thời gian đọc, kể cho trẻ nghe, dạy trẻ kể lại chuyện. Động viên phụ hynh mua những băng, đĩa hát của nhà văn hóa thiếu nhi Hà Nội hay của Vụ giáo dục Mầm non cho trẻ nghe và hát theo.

Ngoài ra tôi còn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình , giải thích cho phụ huynh hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là môi trường giáo dục trẻ khi ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm chuẩn mực giúp trẻ ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng phụ âm L – N.

Biện pháp 4: Khuyến khích trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau

Để hình thành thói quen này,tôi luôn gần gũi, giao tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe, phát hiện chính bản thân và các bạn, tôi kịp thời động viên các những cháu có ý thức phát âm đúng, đồng thời khích lệ các cháu phát hiện lỗi phát âm của các bạn khác, nhắc nhở bạn sửa ngay.

Ví dụ: Cho trẻ đọc bài thơ “Giữa vòng gió thơm” có câu

“Này chú gà nâu…

Này chị vịt bầu…”

Khi phát hiện có 1 số trẻ đọc sai phụ âm L – N tôi yêu cầu trẻ đọc lại và hỏi trẻ đọc như thế đã đúng chưa. Tại sao chưa đúng? Đọc như thế nào là đúng? Tôi cho trẻ đọc chuẩn đọc lại và cho các bạn nhận xét cách phát âm của bạn mình. Với nhiều lần làm như vậy tôi đã giúp trẻ có thể tự phát hiện lỗi phát âm của mình và các bạn trong lớp.

Qua một thời gian thực hiện và theo dõi tôi nhận thấy những biện pháp trên rất có hiệu quả, học sinh lớp tôi có chuyển biến rõ rệt, đặc biệt số cháu đã phát âm chuẩn và biết pháp hiện các bạn torng lớp pháp âm chưa đúng tăng lên. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau: (xem bảng thống kết qua khảo sát).

Kết quả khảo sát
 

Nội dung

Trước khi thực hiện các biện phápSau khi thực hiện các biện pháp 

So sánh

Số

trẻ

Tỉ lệSố

trẻ

Tỉ lệ
Số trẻ phát âm nhầm lẫn

2 phụ âm L – N

5/3514,29%2/355,72%Giảm

8,57%

Số trẻ phát âm sai phụ âm N6/35/17,14%3/358,57%Giảm

8,57%

Số trẻ phát âm sai phụ âm L20/3557,14%3/358,57%Giảm

48,57%

Số trẻ phát âm đúng 2 phụ âm L – N4/3511,43%27/3577,14%Giảm

65,71%

Bài học kinh nghiệm

  1. Cô giáo luôn có ý thức rèn luyện, thường xuyên tham khảo các tài liệu chuyên sau, các giáo trình “ngôn ngữ tiếng Việt” luôn chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với trẻ, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
  2. Cô giáo phải gần gũi với trẻ, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, quan tâm chú trọng tới lời nói của trẻ trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp với bạn, với cô và với mọi người đèn rèn luyện uốn nắm trẻ kịp thời.
  3. Cô linh hoạt sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho trẻ, giúp trẻ dễ nhớ.
  4. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham gia rèn luyện cách phát âm cho trẻ có kết quả tốt.
Tin tức - Tags: ,