Lý thuyết phép trừ và phép chia
Lý thuyết phép trừ và phép chia: Định nghĩa số bị trừ, số trừ, hiệu. Định nghĩa số bị chia, số chia, thương.
1. Định nghĩa số bị trừ, số trừ, hiệu
Cho hai số tự nhiên a và b. Nếu có số tự nhiên x mà b + x = a thì ta có phép trừ a – b = x. Số a gọi là số bị trừ, số b là số trừ, số x là hiệu số.
Lưu ý:
– Nếu b + x = a thì x = a – b và b = a – x.
– Nếu x = a – b thì b + x = a và b = a – x.
– Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ phải lớn hơn hay bằng số trừ.
2. Định nghĩa số bị chia, số chia, thương
Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0. Nếu có số tự nhiên x mà b . x = a thì ta có phép chia hết a : b = x. Số a gọi là số bị chia, số b là số chia, số x là thương.
Lưu ý:
– Nếu b . x = a thì x = a : b nếu b ≠ 0 và b = a : x nếu x ≠ 0.
– Nếu x = a : b thì b . x = a và nếu a ≠ 0 thì b = a : x.
3. Cho hai số tự nhiên a và b, với b ≠ 0, ta luôn tìm được hai số tự nhiên q và r sao cho a = bq + r, trong đó 0 ≤ r < b.
Khi r ≠ 0 ta nói rằng ta có phép chia có dư với a là số bị chia, b là số chia, q là thương, r là số dư.
4. Số chia bao giờ cũng khác 0
Số phần tử của một tập hợp, tập hợp con
Phương pháp so sánh hai lũy thừa cùng cơ số, khác cơ số
Các dấu hiệu chia hết cần nhớ – Số học 6
Chứng minh một số là số nguyên tố – Số học 6
Phương pháp giải dạng bài tập Ước chung lớn nhất – Số học 6
Phương pháp giải bài tập về số nguyên tố và hợp số – Số học 6
Bài tập về phép trừ và phép chia