KĨ NĂNG: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH – TOÁN LỚP 4

I. Lí thuyết

Muốn tính diện tích hình bình hành, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)

S = a × h

(S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao của hình bình hành)

Suy ra: a = S : h            và          h = S : a

II. Một số dạng toán về diện tích hình bình hành

Dạng 1: Cho biết đáy và chiều cao. Tính diện tích.

Dạng 2: Cho biết diện tích và đáy. Tính chiều cao.

Dạng 3: Cho biết diện tích và chiều cao. Tìm đáy.

Dạng 4: Mở rộng đáy với m đơn vị, diện tích tăng thêm là S1. Tính S ban đầu.

Dạng 5: Thu hẹp đáy m đơn vị, diện tích giảm đi S1. Tính S ban đầu.

Ví dụ 1: Tính diện tích hình bình hành sau:

KĨ NĂNG: DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH - TOÁN LỚP 4

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ví dụ 2: Viết kết quả thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

Độ dài đáy8cm17dm26m
Chiều cao15cm13dm16m
Diện tích

hình bình hành

8 × 15 = 120 (cm2)  

III. Bài Tập vận dụng

STTĐề bàiKết quả
1Hình bình hành có độ dài đáy là 10cm, chiều cao là 7cm. Diện tích hình bình hành đó là … cm2. 
2Tính diện tích hình bình hành, biết độ dài đáy là 4m, chiều cao là 13dm. 
3Hình bình hành có độ dài đáy là 5dm, chiều cao bằng 12cm. Diện tích hình bình hành đó là … cm2. 
4Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy là 14m, chiều cao bằng nửa độ dài đáy. 
5Hình bình hành ABCD có chiều cao 8cm, độ dài đáy gấp 3 lần chiều cao. Diện tích hình bình hành ABCD là … cm2. 
6Tính diện tích hình bình hành, biết tổng số đo độ dài đáy và và chiều cao là 24cm, độ dài đáy hơn chiều cao 4cm. 
7Một hình bình hành có diện tích bằng 24cm2, độ dài đáy là 6cm. Tính chiều cao của hình bình hành đó. 
8Một hình bình hành có diện tích bằng 2m2, độ dài đáy bằng 20dm. Tính chiều cao của hình bình hành đó. 
9Một hình bình hành có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 6cm, chiều cao bằng 4cm. Tính độ dài đáy của hình đó. 
10Hình bình hành có chiều cao bằng 9dm. Tính độ dài đáy của hình đó, biết diện tích của nó bằng 54dm2. 
11Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy bằng 40m, chiều cao bằng 20m. Diện tích của thửa ruộng đó là … m2. 
12Một mảnh vườn hình bình hành có độ dài đáy bằng 50m, chiều cao bằng 40m. Trên mảnh vườn đó người ta trồng các cây bưởi. Cứ 4m2 trồng 1 cây bưởi. Hỏi cả mảnh vườn đó trồng được bao nhiêu cây bưởi? 
Toán lớp 4 - Tags: ,