Hướng dẫn giải dạng Toán tìm 2 số tự nhiên lớp 5

Ở bài viết này Gia sư Hà Nội sẽ hướng dẫn các em làm dạng Toán tìm 2 số tự nhiên. Một trong những dạng Toán nâng cao lớp 5.

Để các em dễ hiểu thì chúng ta hãy làm các bài tập dưới đây nhé.

DẠNG TOÁN TÌM  2  SỐ TỰ NHIÊN

Bài 1: Tìm 2 số lẽ liên tiếp có tổng là 1444?

Số bé là: 1444: 2 – 1 = 721                   Số lớn là: 721 + 2 = 723

Bài 2: Tìm 2 số tự nhiên liên tiếp có tổng là 215?

Số bé là: (215 – 1): 2 = 107                  Số lớn là: 215 – 107 = 108

Bài 3: Tìm số tự nhiên A; Biết A lớn hơn TBC của A và các số 38; 42; 67 là 9 đơn vị?

TBC của 4 số là: (38 + 42 + 67 + 9): 3 = 52 .

Vậy A là:  52 + 9 = 61

Bài 4: Tìm số tự nhiên B; Biết B LỚN hơn  TBC của B và các số 98; 125 là 19 đơn vị ?

*** TBC của 3 số là: (98 + 125 + 19 ): 2 = 121

Vậy B là: 121 + 19 = 140

Bài 5: Tìm số tự nhiên C; biết C BÉ hơn TBC của C và các số 68; 72; 99 là 14 đơn vị ?

TBC của 3 số là: [(68 + 72 + 99) – 14]: 3 = 75

Vậy C là: 75 – 14 =   61

Bài 6  Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 3 dư  41 và tổng của hai số đó là  425?

– Ta có số bé bằng 1 phần; số lớn 3 phần (số thương)    Tổng số phần: 3 + 1 = 4

– Số bé = (Tổng – số dư): số phần                                 Số bé là: (425 – 41): 4 = 96

– Số lớn = Số bé x Thương + số dư                                 Số lớn là: 96 x 3 + 41 = 329

Bài 7: Tìm 2 số tự nhiên biết số lớn chia cho số bé được thương là 2 dư 9 và hiệu của hai số đó là 57 ?

– Ta có số bé bằng 1 phần; số lớn 2 phần (số thương)   Hiệu số phần: 2 -1 = 1

– Số bé = (Hiệu – số dư) : số phần                                 Số bé là: (57 – 9): 1 = 48

– Số lớn = Số bé x Thương + số dư                                 Số lớn là: 48 x 2 + 9 = 105

Bài 8:  Tìm 2 số biết thương của chúng bằng hiệu của chúng và bằng 1,25?

– Đổi số thương ra phân số thập phân , rút gọn tối giản.        Đổi 1,25 = $ \displaystyle \frac{125}{100}=\frac{5}{4}$

– Vậy số bé = 4 phần, số lớn 5 phần (Toán hiệu tỉ)       Hiệu số phần: 5 – 4 = 1

– Số lớn = (Hiệu: hiệu số phần) x phần số lớn             Số lớn: (1,25: 1) x 5 = 6,25

– Số bé = Số lớn – hiệu                                                    Số bé: 6,25 – 1,25 = 5

Bài 9: Tìm 2 số có tổng của chúng bằng 280 và thương chúng là 0,6?

Đổi số thương ra phân số thập phân, rút gọn tối giản     Đổi 0,6 = $ \displaystyle \frac{6}{10}=\frac{3}{5}$

– Vậy số bé = 3 phần, số lớn 5 phần (Toán tổng tỉ)       Tổng số phần: 5 + 3 = 8

– Số lớn = ( ổng: tổng số phần) x phần số lớn             Số lớn: (280: 8) x 5 = 175

– Số bé = Tổng –   số lớn                                                  Số bé: 280 – 175  = 105

Bài 10: Tìm hai số tự nhiên có tổng là 2013 và giữa chúng có 20 số tự nhiên khác?

– Hiệu của 2 số đó là: 20 x 1 + 1 = 21

– Số lớn: (2013 + 21): 2 = 1017

– Số bé: 2013 – 1017 = 996

Bài 11: Tìm hai số có tổng bằng 2011 và giữa chúng có tất cả 9 số chẵn?

– Hiệu của 2 số đó là: 9 x 2 + 1 = 19

– Số lớn: (2011 + 19): 2 = 1015

– Số bé: 2011 – 1015 = 996

Bài 12: Tìm hai số có tổng bằng 2009 và giữa chúng có tất cả 5 số lẻ?

– Hiệu của 2 số đó là: 5 x 2 + 1 = 11

– Số lớn: (2009 + 11): 2 = 1010

– Số bé: 2009 – 1010 = 999

Bài 13: Tìm hai số chẵn có tổng bằng 210 và giữa chúng có 18 số chẵn khác?

– Hiệu của 2 số đó là: 18 x 2 + 2 = 38

– Số lớn: (210 + 38): 2 = 124

– Số bé: 210 – 124 = 86

Bài 14: Tìm hai số lẻ có tổng bằng 474 và giữa chúng có tất cả 37 số lẻ khác?

– Hiệu của 2 số đó là: 37 x 2 + 2 = 76

– Số lớn: (474 + 76): 2 = 275

– Số bé: 474 – 275 = 199

Bài 15: Tìm một phân số có mẫu số hơn tử số 52 đơn vị và bằng phân số $ \displaystyle \frac{51}{85}$

– Đổi rút gọn $ \displaystyle \frac{51}{85}=\frac{3}{5}$  (giải theo toán hiệu tỉ  – Tử số 3 phần , mẫu số 5 phần)

– Tử số là: 52: (5 – 3) x 3 = 78

– Mẫu số là: 52: ( 5 -3 ) x 5 = 130

Bài 16: Tìm một phân số có tổng tử số và mẫu số là 224 đơn vị và bằng phân số $ \displaystyle \frac{75}{100}$

– Đổi rút gọn $ \displaystyle \frac{75}{100}=\frac{3}{4}$  (giải theo toán tổng – tỉ  – Tử số 3 phần , mẫu số 4 phần)

– Tử số là: 52: (4 + 3) x 3 = 96

– Mẫu số là:  224 – 96 = 128

Bài 17: Tổng của 2 số là 504. Nếu lấy số thứ nhất nhân với 4, số thứ hai nhân 5 thì tích của chúng bằng nhau. Tìm 2 số đó?

– Ta lấy số nhân thứ nhất làm tử và lấy số nhân thứ hai làm mẫu

-Ta có: số thứ hai = $ \displaystyle \frac{4}{5}$ số thứ nhất (Giải theo toán tổng – tỉ ) Nếu biết hiệu là hiệu – tỉ .

– Số thứ nhất là: 504: (5 + 4) x 5 = 280

– Số thứ hai là:  504 – 280 = 224

Bài 18: Tổng của 2 số là 1008. Nếu lấy số thứ nhất nhân với $ \displaystyle \frac{1}{3}$ , số thứ hai nhân $ \displaystyle \frac{1}{5}$ thì tích của chúng bằng nhau. Tìm 2 số đó?

– Ta lấy mẫu số nhân thứ nhất làm tử và lấy mẫu số nhân thứ hai làm mẫu

-Ta có: số thứ nhất = $ \displaystyle \frac{3}{5}$ số thứ hai (Giải theo toán tổng – tỉ )

– Số thứ nhất là: 1008: (5 + 3) x 3 = 378

– Số thứ hai là:  1008 – 378 = 630

Bài 19: Tìm hai số tự nhiên biết hiệu  của chúng  là 68. Nếu lấy số thứ nhất chia cho $ \displaystyle \frac{1}{4}$ , số thứ hai chia $ \displaystyle \frac{1}{5}$ thì kết quả của chúng bằng nhau ?

– Ta lấy mẫu số nhân thứ hai làm tử và lấy mẫu số nhân thứ nhất làm mẫu

-Ta có: số thứ nhất = $ \displaystyle \frac{5}{4}$ số thứ hai (Giải theo toán hiệu – tỉ )

– Số thứ nhất là: 68: (5 – 4) x 5 = 340

– Số thứ hai là:  340 – 68 = 272

Bài 20: Nếu giảm độ dài cạnh của một hình vuông đi 10 % thì diện tích của hình đó giảm đi bao nhiêu phần trăm?   (giảm thì lấy 100 trừ đi số cho giảm)

– Diện tích giảm là: a x a x 100%a x 90% x a x 90%    (giảm thì a x a x 100 đứng trước )

=    1  –    0,9 x  0,9  = 0,19 x 100 = 19%

 Bài 21 : Nếu tăng độ dài cạnh của một hình vuông thêm 10 % thì diện tích của hình đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm?          (Tăng thì lấy 100 trừ cộng số cho tăng)

– Diện tích tăng là: a x 110% x a x 110%a x a x 100%   ( Tăng thì a x a x 100 đứng sau )

=    1,1  x    1,1   –   1   =  0,21 x 100 = 21%

Bài 22: Nếu giảm số M  đi 20 % của nó thì ta được số N. Hỏi phải tăng số N thêm  bao nhiêu phần trăm để được số M?

Ta gọi số M là a; số N là b  thì b = a x 80%   (số M giảm 20% còn 80%)

Ta có:      80: 20 = 4

Vậy a x 80%: 4    =   b: 40

= a x  0,2 x 100 = 100: 4 =   25% 

                                                  Số N phải tăng thêm 25% của nó để được M

Bài 23: Nếu giảm số C  đi 37,5 % của nó thì ta được số D. Hỏi phải tăng số D thêm  bao nhiêu phần trăm để được số C?

– Ta có: D = C x (100% – 37,5 %) = C x 62,5%

Vậy  C = D: 62,5% =D: $ \displaystyle \frac{100}{160}$ = D x $ \displaystyle \frac{160}{100}$ = 1,6 x 100 = 160 %

Số D phải tăng thêm là: 160% – 100% = 60%

Bài 24: Nếu tăng số A  thêm 60 % của nó thì ta được số B. Hỏi phải giảm số B thêm  bao nhiêu phần trăm để được số A?

– Ta có: B= A x(100% + 60%) = A x 160%

Vậy A = B: 160% = B: $ \displaystyle \frac{160}{100}$ =  B x $ \displaystyle \frac{100}{160}$  = 0,625 x 100 = 62,5

Số b phải giảm đi: 100 – 62,5 = 37,5%

Toán lớp 5 - Tags: