Hãy khuyến khích đúng cách để trẻ tự tin hơn

Cha mẹ hãy khuyến khích đúng cách để trẻ tự tin hơn, đây là nội dung trong bài viết này Gia sư Hà Nội muốn chia sẻ với bạn đọc.

Nhút nhát, thiếu tự tin gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển và có thể làm thui chột những khả năng tiềm ẩn trong trẻ. Do vậy, phụ huynh nên áp dụng những cách sau để khuyến khích con mình rèn luyện sự tự tin trước khi quá muộn.

1. Chấp nhận cho con đối mặt với khó khăn, thử thách

Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn đừng nên giúp đỡ hoặc làm thay trẻ trong tất cả mọi việc. Ví dụ như bạn hãy để trẻ học cách tự ăn uống dù chúng có thể sẽ làm thức ăn rơi vãi tứ tung, để trẻ tự mặc quần áo dù chúng có thể sẽ phải mặc áo trái, tự rót nước từ bình dù có thể chúng sẽ làm đổ nước ra sàn nhà…

Hãy khuyến khích đúng cách để trẻ tự tin hơn

Nếu có thể, hãy để cho con tự xoay xở với vấn đề của con theo ý con, dù rất có thể trẻ sẽ bị thất bại. Tuy nhiên, việc phải tự mình đối diện với những vướng mắc, những khó khăn, thử thách nho nhỏ từ bé như vậy cũng sẽ giúp trẻ tự tin đối diện với những khó khăn, thử thách lớn hơn về sau này.

2. Hãy lắng nghe và động viên trẻ nuôi dưỡng ước mơ

Cha mẹ có thói quen lắng nghe ý kiến, quan điểm và đặc biệt là về những ước mơ của con từ nhỏ sẽ giúp định hình cho trẻ cảm giác tự tin hơn vào bản thân, dám ước mơ và hiện thực hoá ước mơ về sau này. Hãy để trẻ tự do nói lên ước mơ của mình và cha mẹ chỉ cần gợi ý cho trẻ những điều có thể thực hiện được ước mơ đó. Ví dụ nếu con nói muốn trở thành một ca sĩ thì con cần phải tự tin hát, tự tin nhảy múa trước chỗ đông người…

3. Cha mẹ hãy giúp con nhận thức được điểm mạnh, yếu của bản thân

Bằng sự nhạy cảm và hiểu biết của mình, bạn hãy phát hiện và động viên, khuyến khích cho những điểm mạnh của trẻ đồng thời cũng giúp trẻ nhận ra được điểm yếu của bản thân. Thường xuyên được động viên, khuyến khích về ưu điểm bản thân sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng những suy nghĩ tích cực như “tôi có thể làm được”, “tôi sẽ làm rất tốt”…

Hãy khuyến khích đúng cách để trẻ tự tin hơn-1

Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng nên kết hợp phân tích, chỉ rõ cho trẻ những điểm yếu của trẻ để tránh cho bé trở nên tự kiêu, kiêu ngạo về sau này.

4. Tập trung cho trẻ rèn luyện một số sở thích

Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của trẻ về một lĩnh vực nào đó (như đánh đàn ghita, làm thơ, kể chuyện, làm bánh, chơi cờ, bơi lội, nhớ tên những bộ phim đã từng xem…) để từ đó rèn luyện, phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của trẻ.

Phụ huynh không nên đặt áp lực rèn luyện trẻ để thành một chuyên gia mà hãy biến những ưu điểm, sở thích của trẻ thành những niềm vui, niềm đam mê, theo đuổi của bản thân con. Hãy khuyến khích trẻ thoả sức tham gia vào các hoạt động mà trẻ yêu thích và để trẻ cùng tranh tài với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ ý thức được những mục tiêu phấn đấu đã đề ra qua đó trẻ sẽ tự hào về những gì mình đạt được.

Tin tức - Tags: ,