Đề thi HSG Địa lý 12 tỉnh Ninh Bình 2012-2013

Đề thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Bình năm học 2012-2013.

Ngày thi: 09/10/2012

(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)

Câu I: (2,0 điểm) Xác định các hướng còn lại trong sơ đồ sau:

 Đề thi HSG Địa lý 12 tỉnh Ninh Bình 2012-2013

Câu II: (4,0 điểm)

Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm khí hậu Việt Nam.

Câu III: (7,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

1. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi Tây Bắc. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.

2. So sánh các trung tâm công nghiệp chính ở vùng Đông Nam Bộ.

Câu IV: (4,0 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

So sánh việc sản xuất cây công nghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu V: (3,0 điểm)

Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng số liệu sau đây:

Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây (Đơn vị: tỉ đồng)

Loại câyNăm 2000Năm 2007
Cây lương thực55163,165194,0
Cây rau đậu  6332,410174,5
Cây công nghiệp21782,029579,6
Cây ăn quả  6105,9  8789,0
Cây khác  1474,8  1637,7
Tổng số90858,2              115374,8

Học sinh được sử dụng Alat Địa lí Việt Nam


Đáp án đề thi học sinh giỏi Địa lý lớp 12 tỉnh Ninh Bình

CâuĐáp ánĐiểm
I

(2,0 điểm)

Trình bày đúng 1 ý cho 0,25 điểm

HBắcFĐông bắc
CNamGBắc-Đông bắc
ATâyDĐông nam
EĐôngBTây nam
2,0
II

(4,0 điểm)

Đặc điểm của khí hậu ViệtNam2,0
– Nhiệt lượng lớn (d/c: nhiệt độ trung bình, tổng giờ nắng trong năm).

– Nhìn chung trong năm có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc; mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.

– Lượng mưa và độ ẩm tương đối lớn (d/c).

– Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc – nam, đông – tây, độ cao địa hình và các kiểu khí hậu theo địa phương.

0,5

 

0,5

0,5

 

0,5

Phân tích vai trò của các nhân tố đối với sự hình thành các đặc điểm khí hậu Việt Nam.2,0
– Nhân tố vị trí địa lí:

+ Nằm trong vùng nhiệt đới của bán cầu bắc, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và gió mùa châu Á nên đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Tiếp giáp với Biển Đông nơi dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm nên khí hậu nước ta mang tích chất hải dương.

– Nhân tố địa hình:

+ Hình dáng lãnh thổ kết hợp với ảnh hưởng của dãy Bạch Mã làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều bắc – nam.

+ Độ cao của địa hình làm cho khí hậu nước ta phân hóa đai cao.

+ Do ảnh hưởng của hướng núi và độ cao địa hình đã hình thành nên các trung tâm mưa nhiều, mưa ít.

– Sự kết hợp giữa chế độ gió, nhiệt, ẩm mà có các kiểu khí hậu khác nhau theo từng địa phương.

1,0

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

0,25

III

(7,0 điểm)

1. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình vùng núi Đông Bắc với địa hình vùng núi Tây Bắc. Giải thích tại sao có sự khác biệt đó.3,5
* Sự khác biệt:2,0
– Giới thiệu khái quát:

+ Vùng núi Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng.

+ Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

So sánh sự khác biệt:

+ Hướng núi: Vùng núi Đông Bắc hướng vòng cung (với 5 cánh cung), hướng tây bắc-đông nam. Vùng núi Tây Bắc hướng tây bắc – đông nam.

+ Độ cao: Vùng núi Đông Bắc thấp hơn, độ cao phổ biến từ 500-1000m; những đỉnh cao trên 2000m nằm ở thượng nguồn sông Chảy và giáp biên giới Việt – Trung; giáp vùng đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100 m. Vùng núi Tây Bắc có địa hình cao nhất nước với 3 mạch núi lớn…

+ Cấu trúc địa hình: Vùng núi Đông Bắc địa hình núi già trẻ lại: đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc và độ chia cắt yếu. Vùng núi Tây Bắc địa hình núi trẻ: sống núi rõ,  sườn dốc, khe sâu, độ chia cắt ngang và độ chia cắt sâu lớn.

0,5

 

 

1,5

 

* Giải thích sự khác biệt:1,5
Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có liên quan tới lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta.

– Giai đoạn cổ kiến tạo các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi. Trong đại Cổ sinh là các địa khối thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc…Trong đại cổ sinh là các dãy núi có hướng tây bắc- đông nam ở Tây Bắc, các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc.

– Giai đoạn Tân kiến tạo chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động tạo núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp, đứt gãy và phun trào macma. Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo đã làm cho một số vùng núi ở nước ta điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình núi trẻ lại, vùng Đông Bắc là bộ phận rìa của khối nền Hoa Nam đã vững chắc nên các vận động nâng lên ở đây yếu hơn; các hoạt động sâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh.

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

 

 

0,5

2. So sách các trung tâm công nghiệp chính ở Đông Nam Bộ3,5
Yêu cầu: Học sinh căn cứ vào câu hỏi, sử dụng Atlat trang 21 (công nghiệp chung), trang 29 vùng (Đông Nam Bộ), trang kí hiệu chung để trả lời.

Có ba trung tâm công nghiệp chính: TP. Hồ chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

a) Sự giống nhau:

– Đều là các chung tâm công nghiệp có quy mô từ lớn trở lên, với giá trị sản xuất lớn (d/c) .

– Đều nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam và là ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.

– Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt và đồng bộ.

– Có nguồn lao động đông, có trình độ kĩ thuật.

– Cùng có một số ngành công nghiệp có thế mạnh và được phát triển (d/c).

b) Sự khác nhau:

– Về quy mô (tính theo giá trị sản xuất):

+ TP Hồ chí Minh có quy mô rất lớn (dẫn chứng)

+ Biên Hòa, Vũng Tàu có quy mô lớn (d/c)

– Về nguồn lực:

+ Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước; dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tập trung nguồn lao động đông đảo, chất lượng lao động cao.

+ Biên Hòa liền kề với thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí thuận lợi về giao thông (nơi giao nhau của tuyến quốc lộ 1A và tuyến quốc lộ 51).

+ Vũng tàu có vị trí thuận lợi về giao thông biển, có tiềm năng dầu khí ở vùng thềm lục địa và cơ sở dịch vụ dầu khí hàng đầu cả nước.

– Về cơ cấu ngành công nghiệp:

+ Thành phố Hồ chí Minh cơ cấu đa dạng nhất gồm 12 ngành công nghiệp (d/c), trong đó có những ngành công nghiệp mà trung tâm công nghiệp Biên Hòa và Vũng Tàu không có (d/c)

+ Biên Hòa cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng gồm 8 ngành (d/c).

+ Vũng Tàu cơ cấu ngành công nghiệp tương đối đa dạng gồm 8 ngành (d/c), trong đó có những ngành công nghiệp rất đặc thù của vùng như sản xuất điện từ khí (Phú Mỹ)

 

 

0,25

1,25

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

Câu IV

(4,0 điểm)

So sánh việc sản xuất cây công nghiệp giữa hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.4,0
* Giống nhau:

Về quy mô:

– Là 2 vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước.

– Có mức độ tập trung hoá đất đai tương đối cao. Là hai vùng sản xuất ra sản phẩm cây công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu lớn nhất.

Về hướng chuyên môn hoá:

Trồng cây công nghiệp lâu năm, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên cây công nghiệp hàng năm cũng khá phổ biến ở hai vùng này

Về điều kiện phát triển:

– Điều kiện tự nhiên: có tài nguyên đất đai, khí hậu thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp (d/c). Đều phải quan tâm giải quyết khó khăn về nước tưới trong mùa khô.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Cả hai vùng chuyên canh đều được hình thành từ lâu (ngay từ thời Pháp thuộc đã có đồn điền cà phê và cao su), nhân dân có kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp, đều là hai vùng nhập cư, thu hút lao động từ vùng khác tới.

+ Cả hai vùng đều được Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng, có các chính sách về phát triển cây công nghiệp. Thu hút được một số dự án đầu tư ở trong và ngoài nước.

* Khác nhau:

Quy mô:

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước. Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai.

Hướng chuyên môn hoá:

Đông Nam Bộ chuyên canh cả cây công nghiệp lâu năm và hàng năm, trong đó cao su là cây quan trọng nhất, cà phê đứng thứ hai sau Tây Nguyên. Ngoài ra còn một vài cây khác như hồ tiêu, điều. Ở Tây Nguyên cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng chủ yếu là cây CN lâu năm cà phê là cây quan trọng số 1, tiếp đến là cây cao su, ngoài ra còn là vùng trồng dâu tằm lớn nhất cả nước….

Điều kiện sản xuất:

– Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình: Tây Nguyên có địa hình là những cao nguyên xếp tầng, với những mặt bằng rộng. Đông Nam Bộ có địa hình vùng đồi lượn sóng khá bằng phẳng.

+ Khí hậu: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ khá cao và ổn định mùa khô không khắc nghiệt như Tây Nguyên. Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo với mùa khô dài hơn, mực nước ngầm hạ thấp thiếu nước trầm trọng, có sự phân hoá nhiệt độ theo đai cao.

+ Đất đai: Tây Nguyên có đất đỏ ba dan màu mỡ. Đông Nam Bộ gồm có đất xám và đất đỏ ba dan.

– Điều kiện kinh tế – xã hội:

+ Dân cư, lao động: Đông Nam Bộ có dân cư đông, trình độ sản xuất cao hơn. Tây Nguyên dân cư thưa thớt, trình độ thâm canh còn thấp.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: Đông Nam Bộ tốt hơn, gần các trung tâm công nghiệp lớn, thu hút được nhiều đầu tư. Tây Nguyên còn nghèo về cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng yếu kém. Xa các trung tâm công nghiệp lớn.

2,0

0,5

 

 

 

0,5

 

 

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2,0

0,25

 

 

0,5

 

 

 

 

 

 

0,75

 

 

 

 

 

 

0,5

 

 

 

V

(3,0 điểm)

Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt1,5
– Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây

                                                                                        (Đơn vị: %)

Loại câyNăm 2000Năm 2007
Cây lương thực60,756,5
Cây rau đậu7,08,8
Cây công nghiệp24,025,6
Cây ăn quả6,77,6
Cây khác1,61,5
Tổng số100,0100,0

– Nhận xét:

+ Trong cơ cấu ngành trồng trọt: tỉ trọng của ngành trồng cây lương thực luôn chiếm cao nhất (d/c). Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 (d/c). Cây rau đậu, cây ăn quả chiếm tỉ trọng nhỏ (d/c)

+ Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng cây lương thực (d/c), tăng tỉ trọng cây công nghiệp, rau đậu và cây ăn quả (d/c)

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.0

 

Giải thích 1,5
– Cây lương thực và cây công nghiệp nước ta chiếm tỉ trọng lớn do:

+ Nước ta có điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thuận lợi để phát triển.

+ Sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

+ Sản phẩm lương thực và sản phẩm cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

– Xu hướng chuyển dịch:

+ Do chủ chương đa dạng hóa ngành trồng trọt

+ Cây rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh, cây lương thực và cây công nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm

0,75

 

 

 

 

0,75

 

Đề thi - Tags: , ,