Đề thi chọn HSG lớp 12 môn Địa lý THPT Nguyễn Duy Thì 2016-2017

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lý trường THPT Nguyễn Duy Thì, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2016-2017.

Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (2,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu của vùng?

b) Vì sao lũ của sông ngòi miền Trung lên nhanh đột ngột?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây bắc nước ta.

b) Chứng minh sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 3. (2,5 điểm)

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:

a) Chứng minh giới sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng.

b) Giải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.

Câu 4. (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu:

Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng ở Huế

ThángIIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXIITrung bình năm
Nhiệt độ

(oC)

19,720,923,226,028,029,229,428,827,025,123,220,825,1
Lượng mưa

(mm)

161,362,647,151,682,1116,795,3104,0473,4795,6580,6297,42868,0

a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của Huế.

b) Qua bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.

———-Hết———-

Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam.


KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 – 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: ĐỊA LÍ – THPT

CâuÝNội dung trình bàyĐiểm

1

(2,5 điểm)

aTrình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam. Đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự phân hóa khí hậu ở vùng này?2,0
* Đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam: 
– Giới hạn: nam dãy Bạch Mã đến hết khối núi cực Nam Trung Bộ.0,25
– Gồm các khối núi và cao nguyên.0,25
– Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ. Địa hình núi với những đỉnh cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.0,25
– Tương phản với địa hình núi ở phía đông là các bề mặt cao nguyên badan Plây Ku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao khoảng 500 – 800 – 1000m, các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây.0,25
=> Kết luận: tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa sườn Đông và sườn Tây.0,25
* Tác động đến sự phân hóa khí hậu: 
– Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: phân hóa thành 2 đai.

+ Đai nhiệt đới gió mùa: dưới 900 – 1000m, nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy từng nơi.

0,25
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ 900 – 1000m đến 2600m, khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.0,25
– Địa hình kết hợp với gió mùa tạo nên sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông – Tây: giữa Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).0,25
bVì sao lũ của sông ngòi miền Trung lên nhanh đột ngột?0,5
– Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình dốc nên sông ngắn, dốc.0,25
– Ảnh hưởng của bão, mưa lớn và mưa tập trung trong thời gian ngắn.0,25

2

(2,0 điểm)

aGiải thích nguyên nhân khác biệt khí hậu giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc nước ta1,0
Vùng núi Đông Bắc khí hậu mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa vì chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc0,25
Địa hình hướng vùng cung, với những cánh cung núi mở ra về phía bắc và phía đông tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu và tác động mạnh tạo nên mùa đông lạnh nhất cả nước.0,25
Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc khí hậu mang tính chất nhiệt đới vì dãy Hoàng Liên Sơn đã làm suy yếu gió mùa Đông Bắc, mùa đông trở nên ấm và ngắn hơn. Mùa hạ chịu tác động của gió phơn khô nóng.0,25
Vùng núi cao Tây Bắc khí hậu mang tính chất ôn đới vì có nhiều đỉnh núi cao trên 3000 m, nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao.0,25
bChứng minh sông ngòi nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.1,0
– Mạng lưới sông ngòi dày đặc:

+ Chỉ tính sông có chiều dài hơn 10 km nước ta có 2.360 sông. Trung bình cứ 20 km đường bờ biển gặp một cửa sông, nhưng chủ yếu là sông nhỏ.

0,25
+ Một số hệ thống sông lớn: hệ thống sông Hồng – Thái Bình, hệ thống sông Đồng Nai, hệ thống sông Cửu Long,…0,25
– Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa: tổng lượng nước là 839 tỷ m3/năm, tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn.0,25
– Chế độ nước theo mùa: mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng mùa khô, chế độ dòng chảy thất thường.0,25

3

(2,5 điểm)

aChứng minh giới sinh vật nước ta có sự phân hóa đa dạng.2,0
* Phân hóa theo Bắc – Nam:
– Ranh giới là dãy núi Bạch Mã.0,25
– Phần lãnh thổ phía Bắc:

Tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông cây thường rụng lá, mùa hạ cây xanh tốt. Sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có loài cận nhiệt và ôn đới.

0,25
– Phần lãnh thổ phía Nam:

Tiêu biểu là rừng cận xích đạo gió mùa với thành phần thực vật, động vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam lên. Trong rừng xuất hiện các cây chịu hạn và rụng lá vào mùa khô, có các loài thú lớn.

0,25
* Phân hóa theo độ cao:
– Dưới 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam:

+ Chiếm ưu thế là hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh với nhiều tầng, động vật nhiệt đới phong phú đa dạng.

0,25
+ Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có: rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn trên đất mặn, rừng tràm trên đất phèn,…0,25
– Từ 600 – 700m ở miền Bắc và 900 – 1000m ở miền Nam đến 1600 – 1700m: đai rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc như: gấu, sóc, cầy, cáo.0,25
– Từ trên 1600 – 1700m đến 2600m rừng phát triển kém, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân cây. Trong rừng xuất hiện các loài cây ôn đới và chim di cư thuộc khu hệ Himalaya. 

0,25

– Trên 2600m với các loài thực vật ôn đới như: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.0,25
bGiải thích nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó.0,5
– Phân hóa Bắc – Nam do: nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ nên có sự khác nhau về góc nhập xạ và do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.0,25
– Phân hóa theo độ cao do: nước ta có sự phân bậc của địa hình nên khi lên cao có nền nhiệt, ẩm khác nhau.0,25

4

(3,0 điểm)

aVẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của Huế.1,5
Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp: cột thể hiện lượng mưa, đường thể hiện nhiệt độ.

 (Vẽ các biểu đồ khác không cho điểm).

Yêu cầu: vẽ bút mực; chính xác số liệu, trình bày rõ ràng và sạch đẹp; ghi đủ các nội dung: số liệu, kí hiệu, chú giải, tên biểu đồ, đơn vị, tháng.

 (Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm).

1,5
bQua bảng số liệu và biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.1,5
* Nhận xét: 
– Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao: 25,1oC.

+ Nhiệt độ cao nhất là tháng VII với 29,4oC, thấp nhất là tháng I với 19,7oC.

0,25
+ Biên độ nhiệt năm khá lớn: 9,7oC.0,25
– Lượng mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm cao: 2.868mm.

0,25
+ Lượng mưa có sự phân hóa: mùa mưa vào thu – đông (dẫn chứng); mưa nhiều nhất vào tháng X với: 795,6mm. Các tháng còn lại mưa ít, ít nhất là tháng III với: 47,1mm.0,25
* Giải thích 
– Huế nằm trong vùng nội chí tuyến, nhận được lượng nhiệt lớn, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc suy yếu,…0,25
– Mưa nhiều, mùa mưa vào thu – đông do là nơi có dãy núi Trường Sơn Bắc và dãy Bạch Mã đón gió từ biển thổi vào,…0,25
Tổng điểm toàn bài (câu 1 + câu 2 + câu 3 + câu 4)10,0
Đề thi - Tags: , , ,