Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 5 cả năm
Đề cương ôn tập môn học Lịch sử lớp 5 cả năm
Thời gian | Sự kiện lịch sử |
1/ 9 /1858 | Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. |
3 /2 / 1930 | Đảng cộng sản Việt Nam ra đời . |
2 / 9 /1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
20 /2 /1946 | Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. |
1947 | Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông năm 1947. |
1950 | Chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950. |
2 /1951 | Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng. |
7 /5 / 1954 | Chiến thắng Điện Biên Phủ. |
21/ 7 /1954 | Lễ kí hiệp định Giơ – ne – vơ . |
1960 | Phong trào Đồng khởi nổ ra ở Bến Tre. |
12 /1955 => 4 /1958 | Xây dựng và khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội . |
19 / 5 /1959 | Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn . |
30 /12 /1972 | Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. |
27 / 1 /1973 | Lễ kí hiệp định Pa-ri . |
30 /4 /1975 | Giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước. |
25/ 4 /1976 | Tống tuyển cử bầu Quốc hội chung cho cả nước . |
6 /11/1979 -> 4/ 4/ 1994 | Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. |
Ý nghĩa của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam là :
Cách mạng Việt Nam có Đảng lãnh đạo, đưa cuộc đấu tranh của nhân dân ta theo con đường đúng đắn và giành được nhiều thắng lợi vẻ vang .
2. Cuối bản tuyên ngôn độc lập , Bác khẳng định điều gì?
“Nước Việt Nam ta có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập . toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng , tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy .”
3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh là :
“Hỡi đồng bào toàn quốc !
Chúng ta muốn hoà bình , chúng ta phải nhân nhượng . Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa !
Không ! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ .”
4. Để cứu đói , chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước :
– Lập hũ gạo cứu đói .
– Ngày đồng tâm .
– Đẩy mạnh khai hoang và tăng gia sản xuất .
– Đắp lại những đoạn đê bị vỡ .
– Chia ruộng đất cho nông dân nghèo .
– Mở lớp bình dân học vụ .
5. Dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp là :
Pháp gửi tối hậu thư đe doạ, đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng .
6. Câu “ Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” có nghĩa là :
Quyết hi sinh cho bản thân mình đẻ bảo vệ cho Tổ quốc bình yên, ổn định, không để mất nước . Không để đất nước vào sự cai trị của chế độ khác .
7. Kết quả của chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 là :
Địch chết hơn 3000 tên, bị bắt sống hàng trăm tên, 16 máy bay bị bắn rơi, hàng trăm xe cơ giới bị phá huỷ, nhiều tàu chiến và ca nô bị phá huỷ .
8. Thực dân Pháp bố trí các cánh quân tấn công lên Việt Bắc như sau :
Chúng chia làm 3 mũi
Đường không: cho quân nhảy dù xuống Bắc Kạn
Đường bộ: theo đường số 4
Đường thuỷ: theo dòng sông Lô .
9. Diến biến của chiến dịch Việt Bắc :
Tại thị xã Bắc Kạn – Chợ Đồn , quân Pháp vừa nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của bộ đội ta. Trên đường bộ quân ta chặn đánh địch và giành thắng lợi ở đèo Bông Lau. Tại Đoan Hùng, tàu chiền và ca nô của Pháp bị đốt cháy. Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc, địch buộc phải rút lui . Nhưng đường rút lui của địch cũng bị quân ta chặn đánh dữ dội . Tại Bình Ca , Đoan Hùng , giặc rơi vào trận địa mai phục của ta . Quân Pháp bỏ lại nhiều vũ khí đạn dược để chạy thoát thân .
10. Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947.
Quân ta đánh bại cuộc tấn công có quy mô lớn của thực dân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đàu não và bộ đội chủ lực của ta .
11. Diến biến của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950
Sáng ngày 16 – 9 – 1950, ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê . Địch ra sức cố thủ trong các lô cốt và dùng máy bay bắn phá suốt ngày đêm. Với tinh thần quyết thắng bộ đội ta đã anh dũng chiến thắng . Sáng ngày 18 – 9 – 1950 ta đã chiếm được cụm cứ điệm Đông Khê . Mất Đông khê quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập. bộ chỉ huy Pháp quyết định rút quân khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời tăng cường lực lượng chiếm lại Đông Khê . Sau nhiều ngay đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp buộc phải rút lui .
12. Kết quả của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 :
Qua 29 ngày đêm chiến đấu , ta đã diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch, giải phóng một số thị xã và thị trấn, làm chủ 750 km trên dải biên giới Việt Trung . Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
13. Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 là :
Khai thông đường biên giới Việt – Trung , căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng , từ đây ta nắm quyền chủ động trên chiến trường .
14. Chiến thắng Biên giới Thu – Đông năm 1950 đem lại:
Căn cứ địa Việt bắc được củng cố và mở rộng . Cổ vũ tinh thần đấu tranh của ND ta . Đường liên lạc của nước ta với quốc tế được nối liền .
15. Sau khi cuộc phản công ở khinh thành Huế thì bùng lên mạnh mẽ phong trào chống Pháp dó là phong trào ;
Ba Đình ở (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công Tráng lãnh đạo, Bãi Sậy (Hưng yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, Hương Khê ( Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
16. Hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới
Tháng 2 năm 1951 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng đề ra 3 nhiệm vụ sau :
– Phát triển tinh thần yêu nước
– Đẩy mạnh tinh thần thi đua
– Chia ruộng đất cho nông dân
17. Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta thể hiện qua những mặt sau :
– Kinh tế
– Văn hoá
– Giáo dục
Ngày 1 – 5 – 1952 , Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc khai mạc , khẳng định và biểu dương những đóng góp to lớn của các tập thể và cá nhân cho thắng lợi của cuộc kháng chiến .
18. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong mấy đợt?
Chiến dịch Điện Biên Phủ chia thành 3 đợt :
– Đợt 1 : Ngày 13/ 3/1954 quân ta tấn công vào Him Lan , Bản Kéo , Độc Lập . Sau 5 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt được địch .
– Đợt 2 : Ngày 30/3/1954 ta tấn vào sân bay Mường Thanh , kiểm soát được phần lớn các cứ điểm ở phía đông .
– Đợt 3 : Ngày 1/5/1954 – 6/5/1954 đồi A1 bị tấn công và ta dã chiếm các cứ điểm còn lại và bắt sống 2 tướng của địch .
19. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ :
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc oanh liệt , cuộc tiến công Đông – Xuân năm 1953-1954 của ta, đập tan ‘ Pháo đài không thể công phá’ của giặc Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ- ne – vơ . Rút quân về nước . Kết thúc 9 năm kháng chiến trường kì gian khổ .
20. Nội dung của hiệp định Giơ – ne – vơ ngày 21 tháng 7 năm 1954 là :
– Sông Bến Hải thuộc ( huyện Vĩnh Linh , tỉnh Quảng Trị ) là giới tuyến phân chia tạm thời giữa hai miền Nam- Bắc .
– Quân Pháp phải rút khỏi miền Bắc chuyển vào miền Nam
– Đến tháng 7/1956, nhân dân hai miền Nam- Bắc sẽ tiến hành tổng tuyển cử , thống nhất đất nước .
21. Tội ác của đế quốc Mĩ và chính quyền tay sai đối với đồng bào miền Nam là :
– Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước .
– Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách ‘tố cộng, ‘diệt cộng’ với khẩu hiệu ‘giết nhầm còn hơn bỏ sót’
– Chúng thẳng tay giết hại những người dân và chiến sĩ cách mạng vô tội .
22. Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
Nhà máy cơ khí Hà Nội được khởi công xây dựng trên diện tích hơn 10 vạn mét vuông ở phía Tây nam thủ đô Hà Nội. Quy mô vào loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ .
23. Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã đóng góp :
– Đã góp nhiều thành tích to lớn, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc .
24. Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn nhằm :
Tạo điều kiện để miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
25. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không :
Ngày 18 – 12 – 1972 Mĩ huy động hàng chục tốp máy bay B52 và các loại máy bay khác ồ ạt ném bom Hà Nội. sau 12 ngày đêm , ngày 30 – 12 – 1972 biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn, Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc .
26. Kết quả chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Đập tan cuộc tập kích bằng máy bay B52 của Mĩ, 34 máy bay B52 bị bắn rơi. Đây là thất bại nặng nề nhất trong lịch sự không quân Mĩ . Là chiến thắng oanh liệt nhất trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta .
27. Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Mĩ buộc phải thừa nhận thất bại ở Việt Nam và đàm phán tại hội nghị Pa-ri , bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
28. Vào Tết Mậu Thân quân ta đã tấn công đồng loạt vào những địa điểm :
Sứ quán Mĩ , Bộ Tổng tham mưư Quân đội Sài Gòn , Đài phát thanh , Sân bay Tân Sơn Nhất , Tổng nha Cảnh sát , Bộ tư lệnh Hải quân .
29. Ý nghĩa của cuộc Tổng Tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứư nước của nhân dân ta là :
– Mĩ và quân đội Sài Gòn thất bại nặng nề , hoang mang , lo sợ .
– Mĩ phải thừa nhận thất bại, chấp nhận đàm phán ở Hội nghị Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở ViệtNam.
– Nhân dân yêu chuộng hoà bình ở Mĩ đòi chính phủ họ phải rút quân ngay khỏi ViệtNam.
30. Lễ kí hiệp định Pa-ri
Ngay từ sáng sớm 27 – 1 – 1973 , cờ nửa xanh nửa đỏ giữa có ngôi sao vàng được treo đầy đường phố Clê-be ( Pa-ri). Nhiều nơi xuất hiện khẩu hiệu ủng hộ nhân dân Việt Nam, trong toà nhà được trang hoàng lộng lẫy với ánh sáng quả chùm đèn pha lê và đội cảnh vệ của Pháp đội mũ đồng bóng loáng, gươm tuốt trần đứng nghiêm .
31. Nội dung hiệp định Pa-ri
– Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền , thống nhất toàn lãnh thổ Việt Nam.
– Phải rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam.
– Phải chấm dứt dính líu quân sự ở ViệtNam.
– Phải có trách nhiệm trong việc hàn gắn vết thương ở ViệtNam.
32. Ý nghĩa của hiệp định Pa-ri
Hiệp định Pa-ri đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, lực lượng cách mạng miền Nam chắc chắn mạnh hơn kẻ thù. Đó là thuận lợi rất lớn để nhân dân ta tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, tiến tới dành thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
33. Tiến vào dinh độc lập
– Sự kiện xe tăng tiến vào dinh Độc lập là :
Chiếc xe tăng 843 của đồng chí Bùi Quang Thận đi đầu, tiếp theo là xe tăng 390 do đồng chí Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Đến trước Dinh Độc Lập , xe tăng 843 lao vào cổng phụ và bị kẹt lại. Xe tăng 390 lập tức húc đổ cổng chính tiến vào. Đồng chí Bùi Quang thận giương cao cờ cách mạng, nhảy khỏi xe tăng lao lên bậc thềm của toà nhà giương cao cờ cách mạng. Các xe tăng lần lượt tiến vào sân Dinh .
- Ý nghĩa
Chiến thắng này đã đánh tan chính quyền và quân đội Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh, đất nước ta thống nhất. Nhiệm vụ giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước của cách mạng Việt Nam hoàn toàn thắng lợi .
34. Hoàn thành thống nhất đất nước
Ngày 25 – 4 – 1976 cuộc bầu cử kết thúc tốt đẹp có 98,8% cử tri đi bỏ phiếu. Đây là ngày vui nhất của nhân dân ta vì :
Dân tộc ta đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1976 , Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (khoá VI )họp tại Hà Nội . Quốc hội quyết định: lấy tên nước là : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định Quốc huy , Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, quốc ca là bài tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn – Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh .
- Ý nghĩa
Sau cuộc bầu cử quốc hội thống nhất nước ta có một bộ máy nhà nước chung tạo điều kiện để tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
35. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình
– Nhà máy thuỷ điện hoà Bình là một trong những công trình lớn bậc nhất Châu Á. Nhờ đập ngân lũ Hoà Bình, đồng bằng Bắc Bộ thoát khỏi những trận lũ lụt khủng khiếp. Từ Hoà Bình, dòng điện đã về tới mọi miền Tổ quốc .
Tin tức - Tags: đề cương, đề cương lớp 5, lịch sử 5