Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý 7 năm 2017 – 2018
A. LÝ THUYẾT
1. Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất gì?
– Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
– Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và làm sáng bút thử điện.
2. Có mấy loại điện tích? Các vật mang điện tích đặt gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra?
– Có hai loại điện tích đó là điện tích âm(-) và điện tích dương(+)
– Vật mang điện tích cùng loại đặt gần nhau thì đẩy nhau, vật mang điện tích khác loại gần nhau thì hút nhau
3. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử
– Tâm nguyên tử là hạt nhân mang điện tích dương
– Các elec trôn mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân
– Bình thường nguyên tử trung hòa về điện( Tổng điện tích âm của elec trôn có gí trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân)
– Elec trôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác , từ vật này sang vật khác
4. Tại sao khi cọ sát thì vật lại nhiễm điện? khi nào vật nhiễm điện âm , khi nào thì vật nhiễm điện dương? Cho ví dụ minh họa.
5. Dòng điện – nguồn điện
– Dòng điện là gì?
– Một nguồn điện có mấy cực ? kể tên các nguồn điện thường dùng? Người ta dùng nguồn điện để làm gì?
6. Chất dẫn điện và chất cách điên. Dòng điện trong kim loại.
– Chất dẫn điện – Vật liệu dẫn điện . Nêu 3 vật liệu dẫn điện thường dùng
– Chất cách điện- Vật liệu cách điện . Nêu 3 vật liệu cách điện thường dùng.
– Dòng điện trong kim loại là gì?
7. Sơ đồ mạch điện ? quy ước chiều dòng điện trong mạch điện.
– Ký hiệu các bộ phận trong mạch điện
– Quy ước chiều dòng điện trong mạch điện kín . So sánh chiều dòng điện theo quy ước và chiều chuyển động của các electrôn tự do trong mạch điện kín?
8. Các tác dụng của dòng điện
– Nêu 5 tác dụng chính :
. Tác dụng nhiệt – Biểu hiện của tác dụng nhiệt – Các ứng dụng của tác dụng nhiệt?
. Tác dụng phát sáng- Biểu hiện của tác dụng phát sáng – Ứng dụng tác dụng phát sáng
. Tác dụng từ- Biểu hiện – Ứng dụng tác dụng từ
. Tác dụng hóa học- Biểu hiện tác dụng hóa học- ứng dụng
. Tác dụng sinh lý – Biểu hiện tác dụng sinh lý – ứng dụng
B – BÀI TẬP
1. Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có nhiễm điện hay không?và nhiễm điện dương hay âm?
2. Trên một bóng đèn có ghi 3 V. Con số này cho biết gì? Có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó sáng bình thường?
3. Cọ xát mảnh nilông bằng miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? Vì sao ?
3. Hãy kể tên 3 thiết bị điện hay dụng cụ điệncó sử dụng nguồn điện là ắc quy?
4. Trên một bóng đèn có ghi 3 V. Con số này cho biết gì? Có thể mắc đèn này vào hiệu điện thế là bao nhiêu để nó sáng bình thường?
5. Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim lọai là gì? Hãy cho biết qui ước chiều dòng điện trong mạch điện. Áp dụng: Hãy dùng dấu mũi tên để vẽ chiều dòng điện chạy trong các mạch điện sau:
10.. Có 5 nguồn điện loại: 2V, 3V, 6V, 9V,12V và 2 bóng đèn giống nhau ghi 3V.Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn nào hợp nhất?Vì sao?
11. Cho mạch điện gồm hai đèn mắc song song, biết số chỉ của ampe kế A là 0,4 A ;của ampe kế A1 là 0,1A.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện
b. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
Tin tức - Tags: đề cương, học kì 2, ôn tập, vật lý 7Chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc chương trình Ngữ văn THPT
Những dạng toán có thể có trong đề thi tuyển sinh lớp 10 TP.HCM năm 2018
Thông tin cần biết về tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM vào năm 2018
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Thay đổi từng môn học
Những kỹ năng sống thiết yếu nên dạy con trước 10 tuổi
Dạy con tuổi vị thành niên, khó không?
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 học kì 2 năm học 2017-2018