Đề cương ôn tập HK2 môn Toán lớp 5 TH Trần Quốc Toản 2017-2018

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 trường tiểu học Trần Quốc Toản, năm học 2017-2018.

Đề cương Toán lớp 5 học kì 2 này có các dạng bài tập theo chương trình học Toán 5 dành cho các em ôn thi cuối HK2.

Phân số và tỉ số phần trăm

Bài 1: So sánh các phân số sau

a) $ \frac{{2001}}{{2000}}$ và $ \frac{{2001}}{{2000}}$

b) $ \frac{{2005}}{{2006}}$ và $ \frac{{2006}}{{2007}}$

c) $ \frac{{99}}{{1000}}$ và $ \frac{{999}}{{10000}}$

d) $ \frac{{2014}}{{2013}}$ và $ \displaystyle \frac{{2015}}{{2014}}$

e) $ \frac{{15}}{{17}}$ và $ \frac{{155}}{{177}}$

f) $ \frac{{15}}{{17}}$ và $ \frac{{1555}}{{1777}}$

Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện

a) $ \left( {1-\frac{1}{2}} \right)\times \left( {1-\frac{1}{3}} \right)\times \left( {1-\frac{1}{4}} \right)\times \left( {1-\frac{1}{5}} \right)\times \left( {1-\frac{1}{6}} \right)$

b) $ \frac{1}{{42}}+\frac{1}{{30}}+\frac{1}{{20}}+\frac{1}{{12}}+\frac{1}{6}+\frac{1}{2}$ d) $ \frac{{14}}{6}+\frac{1}{9}+\frac{{19}}{{13}}+\frac{{17}}{9}+\frac{7}{{13}}+\frac{4}{6}$

c) $ \frac{1}{2}+\frac{1}{4}+\frac{1}{8}+\frac{1}{{16}}+\frac{1}{{32}}+\frac{1}{{64}}$ e) $ \frac{1}{{1\times 2}}+\frac{1}{{2\times 3}}+\frac{1}{{3\times 4}}+\frac{1}{{4\times 5}}+…+\frac{1}{{99\times 100}}$

Bài 3: Tính giá trị biểu thức:

a) $ \frac{7}{{15}}+\frac{7}{{18}}+\frac{{27}}{{25}}$

b) $ 2\frac{3}{4}+3\frac{5}{8}+4\frac{1}{2}$

Bài 4: Hai bạn Hoa và Hà có tổng số tiền là 76 000 đồng. Biết $ \frac{3}{5}$ số tiền của Hoa bằng $ \frac{2}{3}$ số tiền của Hà. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu tiền?

Bài 5: Ba xe ô tô chở 147 tấn hàng. Biết $ \frac{2}{3}$ số hàng của xe thứ nhất bằng $ \frac{3}{4}$ số hàng của xe thứ hai và $ \frac{4}{5}$ số hàng của xe thứ ba. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu tấn hàng?

Bài 6: Số gạo của 3 kho có tất cả là 36 000 kg. Tính số gạo mỗi kho biết rằng $ \frac{2}{3}$ số gạo kho 1 bằng 50% số gạo kho 2 và bằng 0,4 số gạo kho 3.

Bài 7: Một cửa hàng định bán một chiếc quạt máy giá 850 000 đồng. Nhưng vì không bán được giá đó nên đã giảm giá liên tiếp hai lần, mỗi lần 10% so với giá định bán lần trước. Hỏi sau 2 lần giảm giá thì cửa hàng đó đã bán chiếc quạt máy đó với giá bao nhiêu tiền?

Bài 8: Tìm hai số biết hiệu 2 số đó là $ \frac{{24}}{{31}}$ và 25% số thứ nhất bằng 50% số thứ hai

Bài 9: Tính diện tích một thửa ruộng hình chữ nhật, biết nếu chiều dài tăng 20%, chiều rộng giảm đi 25% thì diện tích sẽ giảm đi $ 360{{m}^{2}}$.

Bài 10: Có một miếng đất hình chữ nhật, nếu chiều dài tăng 10%, chiều rộng giảm đi 10% thì diện tích này sẽ thay đổi như thế nào?

Bài 11: Một cửa hàng bán chiếc máy bơm với giá 840 000 đồng thì được lãi 6% theo giá bán. Hỏi giá vốn của chiếc máy bơm là bao nhiêu tiền?

Bài 12: Hai bao đường nặng 52,5kg, biết tỉ số phần trăm số đường bao thứ nhất và bao thứ hai là 25%. Tính số đường của mỗi bao?

Bài 13: Một cửa hàng nhập về một số đường, ngày thứ nhất bán 78 tạ đường, chiếm 60% tổng số đường đã nhập, ngày thứ hai bán 42 tạ đường. Sau 2 ngày bán cửa hàng còn lại bao nhiêu tạ đường?

Bài 14: Một cửa hàng mua một chiếc ti vi giá 6 000 000 đồng. Hỏi cửa hàng phải bán ra giá bao nhiêu tiền để được lãi 8% giá vốn?

Bài 15: Bạn Hòa mua 10 hộp bút, vì được giảm giá 15% nên bạn chỉ phải trả 731 000 đồng. Hỏi giá ban đầu của 1 hộp bút là bao nhiêu tiền?

Một số bài toán về hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 1: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có:

a) Chiều dài $ \frac{5}{6}dm,$ chiều rộng $ \frac{3}{5}dm,$ chiều cao $ \frac{2}{3}dm$

b) Chiều dài 2m 1dm, chiều rộng 11dm, chiều cao 3m 2dm.

Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 34cm, chiều rộng bằng $ \frac{1}{2}$ chiều dài, chiều cao bằng $ \frac{3}{2}$ chiều rộng. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó?

Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chu vi mặt đáy là 126cm, chiều dài hơn chiều rộng 13cm, chiều cao bằng trung bình cộng chiều dài và chiều rộng. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó?

Bài 4: Một cái thùng hình hộp chữ nhật có chiều cao 5dm, chiều rộng bằng $ \frac{3}{5}$ chiều dài. Tính diện tích toàn phần của cái thùng biết diện tích xung quanh của cái thùng là $ 235d{{m}^{2}}.$

Bài 5: Một cái thùng tôn hình lập phương không có nắp cạnh 1,2m. Tính số tiền mua tôn làm thùng biết giá $ 1{{m}^{2}}$ tôn là 86 500 đồng.

Bài 6: Một phòng ngủ có chiều dài 5m, chiều rộng 3,5 m và tường cao 3m. Người ta sơn tường trong phòng và trần nhà. Tính diện tích cần sơn biết diện tích các cửa là $ 6,2{{m}^{2}}$

Bài 7: Một lớp học có chiều dài 8m, chiều rộng 7,5m và tường cao 3m. Người ta cần sơn tường phía trong và trần lớp học, giá $ 1{{m}^{2}}$ là 15 000 đồng.Tính số tiền mua sơn biết diện tích các cửa của lớp học là $ 22{{m}^{2}}$

Bài 8: Một cái hòm bằng tôn hình hộp chữ nhật có chiều dài 0,8m, chiều rộng 0,6m, chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Tính diện tích tôn làm thùng biết rằng trên mặt thùng nguời ta bớt lại nắp hình tròn có bán kính 0,2m.

Ôn tập toán chuyển động

Bài 1: Quãng đường AB dài 240km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 55km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 35km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?

Bài 2: Quãng đường AB dài 270km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 50km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc chậm hơn xe đi từ A 10km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?

Bài 3: Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5km/giờ. Sau 2 giờ 30 phút thì hai xe gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 4: Một người đi xe máy đi từ A đến B vận tốc 35km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A với vận tốc 45km/giờ. Sau 2 giờ 15 phút hai xe gặp nhau. Tính độ dài quãng đường AB.

Bài 5: Một người đi xe máy đi từ A đến B vận tốc 45km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A với vận tốc nhanh hơn xe đi từ A 15km/giờ. Sau 3 giờ 30 phút 2 xe gặp nhau. Tính độ dài quãng đường AB?

Bài 6: Hai ô tô cùng khởi hành từ A và B và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ 30 phút thì chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài 180km. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của xe đi từ A bằng $ \frac{5}{7}$ vận tốc xe đi từ B.

Bài 7: Lúc 9 giờ 20 phút bác Hà đi xe máy từ A đến B với vaanjt ốc 44km/giờ, bác Hòa đi xe máy từ B về A với vận tốc 43,6km/giờ. Biết quãng đường AB dài 219km. Hỏi:

a) Hai bác gặp nhau lúc mấy giờ?

b) Tính từ chỗ gặp nhau cách A và cách B bao xa?

Bài 8: Lúc 6 giờ 20 phút, một người đi xe đạp từ A với vận tốc 15km/giờ để đến B. Lúc 9 giờ 20 phút, một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 45km/giờ đến B. Hỏi:

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

c) Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Bài 9: Lúc 9 giờ 30 phút, một người đi xe đạp từ A với vận tốc 12km/giờ để đến B. Lúc 10 giờ một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 36km/giờ đến B. hỎI:

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Các bài toán chuyển đông cùng chiều

Bài 10: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/h, sau 3 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 39km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài 11: Một xe máy đi từ A lúc 9 giờ 20 phút với vận tốc 36km/giờ. Đến 11 giờ 50 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo với vận tốc 54km/giờ. Hỏi:

a) Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?

b) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Bài 12: Hùng đi bộ với vận tốc 6km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút thì Hà đi xe đạp với vận tốc 12km/giờ và đi cùng chiều với Hùng. Hỏi sau bao lâu Hà đuổi kịp Hùng?

Bài 13: Lúc 8 giờ, một người đi xe đạp từ A với vận tốc 15km/giờ để đến B. Lúc 11 giờ một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 45km/giờ đến B. Hỏi

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

c) Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Bài 14: Lúc 8 giờ 30 phút một người đi xe đạp từ A với vận tốc 12km/h để đến B. Lúc 9 giờ một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 36km/giờ đến B. Hỏi:

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

c) Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Bài 15: Lúc 6 giờ 15 phút, một xe máy đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ 15 phút, một ô tô cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với xe máy. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô đuổi kịp xe máy?

Các bài toán về tính diện tích, thể tích một số hình

Bài 1: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật có:

a) Chiều dài $ \frac{4}{5}dm,$ chiều rộng $ \frac{3}{5}dm,$ chiều cao $ \frac{2}{3}dm$

b) Chiều dài 3m, chiều rộng 11dm, chiều cao 2m 2dm.

Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 24cm, chiều rộng bằng $ \frac{1}{2}$ chiều dài, chiều cao bằng $ \frac{3}{2}$ chiều rộng. Tính thể tích của hình hộp chữ nhật đó?

Bài 3: Một hình hộp chữ nhật có chu vi mặt đáy là 126cm, chiều dài hơn chiều rộng 13cm, chiều cao bằng trung bình cộng chiều dài và chiều rộng. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật đó?

Bài 4: Một cái thùng tôn hình lập phương không có nắp cạnh 1,2m. Tính số tiền mua tôn làm thùng biết giá $ 1{{m}^{2}}$ tôn là 60000 đồng.

Bài 5: Một phòng ngủ hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3,5 m và tường cao 3m. Người ta sơn tường trong phòng và trần nhà. Tính diện tích cần sơn biết diện tích các cửa là $ 10,5{{m}^{2}}$

Bài 6: Một lớp học có chiều dài 9m, chiều rộng 7,5m và tường cao 3m. Người ta cần sơn tường phía trong và trần lớp học, giá $ 1{{m}^{2}}$ tiền sơn là 20 000 đồng.Tính số tiền mua sơn biết diện tích các cửa của lớp học là $ 22{{m}^{2}}$

Bài 7: Một cài hòm bằng tôn hình hộp chữ nhật không có nắp, chiều dài 0,8m, chiều rộng 0,6m, chiều cao bằng trung bình cộng của chiều dài và chiều rộng. Tính:

a) Diện tích tôn làm thùng

b) Thể tích của cái thùng

Bài 8: Một bể cá hình lập phương có cạnh 1m. Chiều cao mực nước trong bể là 0,8m. Hỏi trong bể chứa bao nhiêu lít nước? (Biết $ 1d{{m}^{3}}=$ 1 lít)

Bài 9: Một cái hộp hình lập phương có diện tích xung quanh là $ 3600c{{m}^{2}}.$ Hãy tính thể tích của cái hộp đó?

Bài 10: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,6m, chiều rộng 1,5m, chiều cao 0,8m. Tính xem khối gỗ cân nặng bao nhiêu kg biết $ 1{{m}^{3}}$ cân nặng 200kg.

Bài 11: Một hình hộp chữ nhật có thể tích là $ 289d{{m}^{3}}.$ Tính chiều cao của hình hộp đó biết diện tích mặt đáy là $ 34d{{m}^{2}}$

Bài 12: Một bể cá hình lập phương có kích thước 0,8m. Người ta cho vòi nước chảy vào bể, mỗi phút được 16 lít. Hỏi nếu bể không có nước thì sau bao lâu sẽ đầy bể? (Biết $ 1d{{m}^{3}}=$ 1 lít)

Bài 13: Một bể bơi hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, rộng 3m, chiều sâu 1,5m. Người ta bơm nước vào bể 1 giờ chảy được 2000 lít. Hỏi muốn bơm đầy bể thì cần bao nhiêu thời gian? (Biết $ 1d{{m}^{3}}=$ 1 lít)

Các bài toán chuyển động ngược chiều

Bài 14: Quãng đường AB dài 180km. Một ô tô đi từ A đến B với vận tốc 54km/giờ, cùng lúc đó một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ ô tô gặp xe máy?

Bài 15: Quãng đường AB dài 276km. Hai ô tô khởi hành cùng một lúc, một xe đi từ A đến B với vận tốc 42km/giờ, một xe đi từ B đến A với vận tốc 50km/giờ. Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ hai ô tô gặp nhau?

Bài 16: Một người đi xe máy đi từ A đến B vận tốc 35km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A với vận tốc 45km/giờ. Hỏi sau mấy giờ hai xe gặp nhau, biết quãng đường AB dài 200km?

Bài 17: Một người đi xe máy đi từ A đến B vận tốc 45km/giờ. Cùng lúc đó một ô tô đi từ B đến A với vận tốc 60km/giờ. Hỏi sau mấy giờ 2 xe gặp nhau, biết quãng đường AB dài 126km.

Bài 18: Một ô tô và một xe máy khởi hành cùng một lúc và ngược chiều nhau. Ô tô đi từ A với vận tốc 48,5km/giờ, xe máy đi từ B với vận tốc 33,5km/giờ. Sau 2 giờ 30 phút thì hai xe gặp nhau tại C. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu ki-lô-mét?

Bài 19: Hai ô tô cùng khởi hành từ A và B và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ thì chúng gặp nhau. Quãng đường AB dài 180km. Tìm vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của xe đi từ A bằng $ \frac{2}{3}$ vận tốc xe đi từ B.

Các bài toán chuyển động cùng chiều

Bài 20: Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 15km/h, sau 3 giờ một người đi xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 40km/h. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp?

Bài 21: Một xe máy đi từ A lúc 8 giờ 20 phút với vận tốc 36km/giờ. Đến 10 giờ 50 phút một ô tô cũng đi từ A đuổi theo với vận tốc 54km/giờ. Hỏi:

a) Sau bao lâu ô tô đuổi kịp xe máy?

b) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc mấy giờ?

Bài 22: Hùng đi bộ với vận tốc 5km/giờ. Sau 1 giờ 30 phút thì Hà đi xe đạp với vận tốc 11km/giờ và đi cùng chiều với Hùng. Hỏi sau bao lâu Hà đuổi kịp Hùng?

Bài 23: Lúc 7 giờ, một người đi xe đạp từ A với vận tốc 15km/giờ để đến B. Lúc 10 giờ một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 45km/giờ đến B. Hỏi

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

c) Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Bài 25: Lúc 6 giờ, một xe máy đi từ A với vận tốc 45km/giờ. Đến 8 giờ, một ô tô cũng đi từ A với vận tốc 60km/giờ và đi cùng chiều với xe máy. Hỏi đến mấy giờ thì ô tô đuổi kịp xe máy?

Bài 25: Lúc 7 giờ 30 phút một người đi xe đạp từ A với vận tốc 12km/h để đến B. Lúc 8 giờ một người khác đi xe máy cũng từ A với vận tốc 36km/giờ đến B. Hỏi:

a) Sau bao lâu người đi xe máy đuổi kịp người đi xe đạp?

b) Lúc đuổi kịp xe đạp là mấy giờ?

c) Chỗ xe máy đuổi kịp xe đạp cách A bao nhiêu km?

Toán lớp 5 - Tags: , , ,