Đề cương ôn tập Địa lý lớp 5 cả năm
Đề cương ôn tập môn học Địa lý lớp 5 cả năm
1. Nước ta có các loại hình giao thông là :
Đường ô tô, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không. Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách.
2. Nước ta chủ yếu xuất khẩu
Các khoáng sản (dầu mỏ, than …) , hàng tiêu dùng, nông sản và thuỷ sản. Nhập khẩu các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu .
3. Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động là :
Trồng và bảo vệ rừng , khai thác gỗ và lâm sản khác. Phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du .
4. Vai trò của rừng đối với đời sống nhân dân là :
Rừng có vai trò to lớn đối với sản xuất và đời sống của con người, cho ta nhiều sản vật nhất là gỗ. Rừng có tác dụng điều hoà khí hậu, che phủ đất , hạn chế nước mưa tràn về đồng bằng đột ngột gây lũ lụt .
5. Những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta là :
Có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều bãi biển, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống.
6. Tỉnh Bắc Ninh ta có các di tích lịch sử-văn hóa là :
Đền Đô, Đền Bà chúa Kho, Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, di tích Như Nguyệt (Yên Phong); Hàm Long-Núi Dạm (Bắc Ninh); chùa Bút Tháp, Văn Miếu Bắc Ninh;…..
7. Điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành khu công nghiệp lớn nhất của cả nước là :
– Có vị trí giao thông thuận lợi
– Trung tâm văn hoá , khoa học kĩ thuật lớn nhất cả nước
– Ở gần vùng có nhiều lương thực , thực phẩm
– Đầu tư nước ngoài
– Dân cư đông đúc , người lao động có trình độ cao
– Nước ta có những ngành công nghiệp như: khai thác than (Quảng Ninh), khai thác dầu mỏ ở Biển Đông , khai thác a-pa-tít (Lào Cai), nhà máy thuỷ điện ở vùng núi phía Bắc, nhà máy nhiệt (Vũng Tàu )
8. Sông ngòi có ích đối với đời sống nhân dân là :
Bồi đắp nên đồng bằng, cung cấp cho sản suất, sinh hoạt, cung cấp nguồn thuỷ điện làm đường giao thông, cung cấp, nuôi trồng thuỷ sản, điều hoà khí hậu .
9. Biển có vai trò là :
Điều hoà khí hậu, Nguồn tài nguyên phong phú như dầu mỏ, khí tự nhiên, tôm cá,…, Là tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng, nơi nghỉ mát du lịch hấp dẫn.
10. Dân số nước ta
Năm 2004 , dân số nước ta là 82 triệu người đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Dân số tăng nhanh , bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người nên gây rất nhiều khó khăn cho việc nâng cao đời sống của nhân dân. Nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình, những năm gần đây , tốc độ tăng dân số giảm hơn so với trước.
11. Các dân tộc , sự phân bố dân cư
– Các dân tộc
Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh(Việt) có số dân đông nhất, sống tập trung ở các đồng bằng, ven biển. Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên. Tất cả các dân tộc đều là anh em trong đại gia đình Việt Nam .
– Mật độ dân số
Nước ta có mật độ dân số cao hơn thế giới và một số nước Châu Á .
– Phân bố dân cư
¾ số dân nước ta sống ở nông thôn , ¼ số dân sống ở thành thị .
Địa lý thế giới
12. Châu Á
Châu Á trải dài từ gần cực Bắc tới quá xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương .
Châu Á tiếp giáp với Châu Mĩ, Châu Âu, Châu Phi, Châu Đại Dương, Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương .
Châu Á có diện tích lớn nhất so với các châu lục .
Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích Châu Á, trong đó có những vùng núi rất cao và đồ sộ. Đỉnh Ê – vơ –rét ( thuộc dãy Hi – ma- lay –a ) cao nhất thế giới .
Châu Á có số dân đông nhất thế giới , đa số dân cư Châu Á là người da vàng. Họ sống tập trung tại vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Họ sản xuất nông nghiệp là chính như: lúa gạo , lúa mì , bông , cao su, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm. Ven biển họ đánh bắt và nuổi trồng hải sản . Một số nước phát triển công nghiệp .
Khu vực Đông nam Á chủ yếu khí hậu gió mùa và nóng ẩm .
13. Khu vực Đông Nam Á sản xuất nhiều lúa gạo vì :
– Khu vực Đông Nam Á chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
Có nhiều đồng bằng màu mỡ thường tập trung dọc các vùng sông lớn và ở vùng ven biển.
14. Cam –pu – chia
Có địa hình chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo. Biển Hồ là nơi thấp nhất và giàu tôm cá. Cam– pu– chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt và đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
15. Lào
Nước Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên. Rừng có nhiều gỗ quý. Những sản phẩm chính của Lào là: quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo .
16. Trung quốc
Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới. Miền Tây chủ yếu là núi và cao nguyên, có khí hậu khắc nghiệt. Trung Quốc nổi tiếng từ lâu về tơ lụa, gốm, sứ, chè. Kinh tế phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại .
17. Châu Âu
Châu Âu nằm ở phía tây Châu Á , có ba phía giáp biển và đại dương
Châu Âu giáp với Châu Á, Châu Phi, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, biển Bắc, biển Ban- tích, biển ca- xpi .
Đồng bằng của châu Âu chiếm 2/3 diện tích kéo dài từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 1/3 diện tích, hệ thống núi cao tập trung ở phíaNam. Châu Âu có khí hậu ôn hoà, dân cư châu Âu là người da trắng . Châu Âu có nền kinh tế phát triển .
18. Liên Bang Nga
Liên Bang Nga nằm ở Đông Âu và Bắc Á, có diện tích là: 17 triệu km2 , Số dân là: 144,1 triệu người. Có khí hậu: ôn đới lục địa, khắc nghiệt. Liên Bang Nga có các tài nguyên khoáng sản như: đầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, quặng sắt và sản xuất nhiều máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông. Có các sản phẩm nông nghiệp như: lúa mì, khoai tây.Tài nguyên thiên nhiên giàu có là điều kiện để Nga phát triển kinh tế .
19. Pháp
Nằm ở Tây Âu, giáp biển, khí hậu ôn hoà. Diên tích đồng bằng lớn , khí hậu thuận lợi đã tạo điều kiện cho Pháp phát triển nông nghiệp. Nông nghiệp chính là: lúa mì khoai tây, củ cải đường, nho và chăn nuôi bò sữa lấy thịt , sữa . sản xuất nhiều mật hàng công nghiệp như : máy mó , thiết bị phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, dược phẩm, thực phẩm. Ngành du lịch phát triển vì có nhiều phong cảnh đẹp, nhiều công trình hiện đại, người dân văn minh, lịch sự.
20. Châu Phi
Nằm ở phía nam Châu Âu và phía tây Châu Á. Đại bộ phận diện tích nằm ở 2 chí tuyến, có đường xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
Diện tích là 30 triệu km2 đứng thứ 3 thế giới. Khí hậu khô, nóng bậc nhất thế giới, có địa hình tương đối cao nằm trong vòng đai nhiệt đới không có biển ăn vào đất liền, 1/3 diện tích châu Phi có khí hậu chia là 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Kinh tế châu Phi chậm phát triển nhất thế giới, chỉ mới tập trung trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Số dân của châu Phi đứng thứ 2 các châu lục trên thế giới. Hầu hết dân cư sống tập trung ở vùng ven biển và các thung lũng sông , còn các hoang mạc hầu như không có người . Ai Cập nằm ở bắc Mĩ, nổi tiếng về các công trình kiến trúc và sản xuất bông . Người ta nói Ai Cập là món quà của sông Nin .
21. Châu Mĩ
Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây , bao gồm Bắc Mĩ , Nam Mĩ và dải đất hẹp Trung Mĩ nối Bắc Mĩ với Nam Mĩ . Châu Mĩ giáp với đại dương : Đại Tây Dương , Thái Bình Dương , Bắc Băng Dương . Châu Mĩ đứng thứ 2 về diện tích các châu lục trên thế giới . Địa hình thay đổi từ Tây sang Đông , dọc bờ biển phía Tây là các dãy núi cao và đồ sộ , ở giữa là đồng bằng lớn . Phía Đông là các dãy núi thấp và cao nguyên . Khí hậu của châu Mĩ là : nhiệt đới , ôn đới và hàn đới . Đồng bằng A-ma-dôn là đồng bằng lớn nhất thế giới . Rừng rậm nhiệt đới của Châu Mĩ được coi là lá phổi xanh của trái đất . Dân số của châu Mĩ đứng thứ 3 các châu lục trên thế giới . Người dân châu Mĩ có nguồn gốc là người nhập cưvà có nhiều màu da khác nhau . các khu vực trên châu mĩ có kinh tế phát triển khác nhau . Bắc Mĩ phát triển nhất : sản xuất nông nghiệp và công nghiệp có kĩ thuật cao . Hoa Kì nằm ở bắc Mĩ diện tích và số dân đứng thứ 3 thế giới . Hoa kì là một trong những nước phát triển kinh tế nhất thế giới .
22. Châu Đại Dương và Châu Nam Cực
– Châu Đại Dương
Châu Đại Dương gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo quần đảo ở vùng trung tâm và tây nam Thái Bình Dương , chủ yếu nằm ở phía nam đường xích đạo . Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn , diện tích chủ yếu là hoang mạc và xa van có bạch đàn và cây keo mọc ở nhiều nơi , động vật có nhiều loài thú có túi như Kăng – gu – ru , gấu Kô-a-la . Châu Đại Dương có số dân ít nhất trong các châu lục có dân cư sinh sống . Trên lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu Di-len , dân cư chủ yếu là người da trắng ( con cháu người Anh di cư từ những thế kỉ trước ), các đảo khác , dân cư chủ yếu là người bản địa , có da màu sẩm mắt đen , tóc xoăn . Lục địa Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển nhất châu lục này , nổi tiêng xuất khẩu lông cừu , len , thịt và bò sữa . Các ngành công nghiệp phát triển mạnh .
– Châu Nam Cực
Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới . Động vật chủ yếu là chim cánh cụt .
23. Các đại dương trên thế giới
Trên bề mặt trái đất , các đại dương chiếm một phần rộng lớn gấp 3 lần diện tích các lục địa . Có 4 đại dương đó là : Thái Bình Dương , Đại tây Dương , Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương .
- Thái Bình Dương nằm ở bán cầu Tây, giáp với châu lục : Châu nam Cực , Châu Mĩ , Châu Á , Châu Đại Dương và giáp với đại dương : Bắc Băng Dương , Đại Tây Dương .
- Đại Tây Dương nửa nằm ở bán cầu Đông, nửa nằm ở bán cầu Tây giáp với châu lục : Châu Á , châu Mĩ , châu Phi , châu Âu , châu Nam Cực và giáp với đại dương :Bắc Băng Dương , Ấn Độ Dương , Thái Bình Dương.
- Ấn Độ Dương nằm ở bán cầu Đông , giáp với châu lục : Châu Phi , Châu Á , châu Đại Dương , châu Nam Cực và giáp với các đại dương : Đại Tây Dương , Thái Bình Dương .
- Bắc Băng Dương nằm ở vùng cực bắc giáp với châu lục : châu Âu , châu Á , và giáp với các đại dương : Đại Tây Dương , Thái Bình Dương .
Các đại dương xếp thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là : Thái Bình Dương , Đại Tây Dương , Ấn Độ Dương , Bắc Băng Dương .
Độ sâu lớn nhất thuộc về Thái Bình Dương .
24. Các châu lục và dân số:
Tên châu lục | Diện tích | Số dân năm 2004(triệu người ) |
Châu Á | 44 km2 | 4054 |
Châu Mĩ | 42 km2 | 941 |
Châu Phi | 30 km2 | 973 |
Châu Âu | 10 km2 | 732 |
Châu Đại Dương | 9 km2 | 34,3 |
Châu Nam Cực | 14 km2 | 0 |
25. Tên một số nước, thủ đô và một số yếu tố:
Tên nước | Thủ đô |
Nga Mỹ (Hoa Kỳ) Trung Quốc Ấn Độ Anh Pháp Đức Nhật Bản Lào Cam –pu-chia Thái Lan vv… | Moscow (Nga có diện tích lớn nhất thế giới) Washington (Mĩ có nền kinh tế mạnh nhất thế giới hiện nay) Bắc Kinh (TQ có dân số đông nhất thế giới) New Delhi (Ấn Độ có số dân đông thứ hai thế giới) London Pa-ri Béc lin Tô-ky-o Viêng Chăn Phnôm Pênh Bangkok … |