Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
Khi học lớp 4 các em sẽ được học, được làm dạng văn miêu tả đồ vật. Và dưới đây là tài liệu Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật do Trung tâm Gia sư Hà Nội sưu tầm.
Tài liệu mang tính tham khảo.
Dàn ý bài văn miêu tả đồ vật
1. Mở bài gián tiếp : (3-4 dòng)
Giới thiệu đồ vật (Đồ vật em định tả là gì? Tại sao em có nó? Có nó vào thời gian nào?)
2. Thân bài
a. Tả bao quát : (3-4 dòng) : Hình dáng, kích thước, màu sắc
b. Tả chi tiết : (10 – 15 dòng) : Tả các bộ phận của đồ vật (khoảng 3-5 bộ phận, mỗi bộ phận tả từ 2-3 câu)
c. Tả công dụng của đồ vật (5-10 dòng): từ 2-3 công dụng
d. Hoạt động hoặc kỉ niệm của em với đồ vật đó (3-4 dòng)
3. Kết bài mở rộng : (2-4 dòng)
Nêu cảm nghĩ của em với đồ vật (Em hãy coi nó như là một người bạn của mình.
Tả chiếc bàn học
Đố các bạn ngồi học mà không có bàn được đấy. Chắc chắn sẽ chẳng có ai có thể ngồi như thế đâu nhỉ? Chính vì lẽ đó mà vô tình chiếc bàn đã trở nên thân thiết với học sinh chúng ta. Tớ cũng có một chiếc bàn học đấy, các bạn có muốn biết về bạn ấy không?
Vì tớ có rất nhiều sách vở nên bố mẹ tớ đã chọn mua cho tớ một chiếc bàn học thật to. Bàn ấy được kê thật ngay ngắn ở góc phòng học của tớ. Bàn được làm từ gỗ xoan đào, khoác bên ngoài một chiếc áo với những đường vân gỗ nổi lên thật giống với những dải lụa. Ngoài ra, bạn bàn của tớ còn được đánh véc ni bóng loáng, trông rõ đẹp. Mặt bàn rất láng và phẳng, có màu nâu nhạt hơi nghiêng về phía tớ ngồi. Bàn có bốn chân, chống đỡ bốn góc, mỗi chân có bốn cạnh, phần trên ăn vào bốn gọc, kéo thẳng như thả dọi xuống mặt đất. Các cạnh của chân bàn được gọt thu dần lại, phía dưới chỉ còn bằng một nửa phần trên khiến cho cái bàn thanh thoát hẳn lên
Không những thế, bạn còn giúp tớ nhiều việc lắm đó. Đó chính là sáu ngăn của bàn. Mỗi ngăn đều được phân chia rất rõ ràng, chính vì thế mà tớ chẳng bao giờ sợ nhầm ngăn này với ngăn kia. Hai ngăn ở bên trái và phải là nơi ở của sách. Hai ngăn ở giữa là nơi cư trú của vở. Còn hai ngăn ở phía trên là nơi tớ để những loại sách tham khảo và các loại truyện đọc. Ngoài ra, bàn còn có một ngăn kéo rất thuận tiện, tớ thường để những bài kiểm tra và giấy tờ quan trọng vào trong đó. Mỗi khi về đến nhà, nhìn thấy bàn là tớ lại muốn ngồi học luôn. không chỉ có bàn là bạn thân thôi mà luôn sát cánh bên tớ và bàn là bạn ghế. Bạn ấy cũng được tạo nên bởi gỗ và có bộ quần áo y trang bàn, trông hai bạn ấy thật ngộ nghĩnh! Bàn luôn giúp tớ ngồi học một cách thoải mái, vào mỗi buổi sáng tớ vừa học, vừa nghe tiếng chim hót trong trẻo ngoài vườn và nhìn những tia nắng sớm dịu dàng chen qua kẽ lá, nhảy nhót trên mặt bàn như nô đùa với tớ. Chính điều đó đã tạo cho tớ một cảm hứng để học tốt hơn!
Trải qua đã gần bốn năm rồi, bàn và ghế – người bạn thân thiết của tớ, giúp tớ đạt những danh hiệu học sinh giỏi và dù cho có lớn lên, có học cao hơn nữa thì hai bạn ấy sẽ luôn là người bạn giúp tớ đi tới những chân trời mơ ước.
Tả ngôi nhà em ở
Ngôi nhà em ở quay về hướng tây. Nhà nằm dưới một vườn cây râm mát. Nó luôn được hưởng những cơn gió nồm mát rượi.
Bóng mát của cây toả ra, trùm lên ngôi nhà hai tầng. Tường nhà được quét vôi vàng nhạt. Cánh cửa trắng sơn xanh luôn hé mở để lộ một căn phòng khách sang trọng chính giữa ngôi nhà, ngồi bệ vệ một chiếc bàn chữ nhật với tấm áo quang dầu láng đỏ. Trên bàn, anh đồng hồ Liên-Xô mạ kền sáng bóng đang tích tắc điểm giờ. Sáng nào anh cũng gọi tôi dậy đúng giờ. Chính vì thế mà bác đồng hồ quả lắc luôn ghen tức vì không được chú ý đến. Nhìn xuống sàn, những chiếc gạch hoa sặc sỡ đủ màu. Trên bàn, mẹ em để một lọ hoa tươi tăng thêm vẻ đẹp của căn phòng. Hai bên tường treo hai bức tranh phong cảnh ttrông thật hài hoà. Phí trong là phòng bếp thật ấm cúng. Những ô cửa màu xanh lơ vàng thật thích mắt. Nhớ những ngày em đi học về, trời chợt đổ mưa to, rét buốt, răng đánh cầm cập vào nhau. Nhưng khi bước vào nhà thì ôi chao, mọi giá lạnh đều tan biến hết. ấm cúng quá! Nhìn lên tường thì thấy ánh mắt dịu hiền của Bác. Bác bảo:
“Không có nơi nào thân yêu hơn ngoài ngôi nhà của mình đâu”.
Chính giữa bàn, bốn chị ghế đang quay vào nhau nhỏ to câu chuyện tâm tình không bao giờ hết. Khi đi học về, thấy em mở cửa, bác cửa sắt thì reo lên, còn cô cửa gỗ thì rẽ lối cho em đi. Nhìn sang bên kia là một chạn bát mi-ni, mộp bếp ga và một tủ lạnh. Trên gác là phòng ngủ, bên phải là đồ dùng trang điểm của mẹ em.áp lưng vào tường là chiếc tủ véc-ni cao lớn. Tủ giữ hộ em quần áo, ngăn mọi kẻ thù là gián và chuột. Bên trái là bàn học của em. Sách vở được em sắp xếp rất cẩn thận. Ngước nhìn lên em bắt gặp ngay bác bóng điện tinh nhanh đội cái nón sắt tráng men tròn xoe. Tối tối, bác dùng hết sức lực rọi sáng cho em học để đạt những điểm mười đỏ chói. Vì thế mà bác giường không ngủ được. Bác tức tối lắm đấy. Phía bên kia bàn học là thời khoá biểu và thời gian biểu. Nhìn sâu vào trong là bác ti-vi luôn cho em những điều bổ ích. Nhìn xuống sân là một số cây cảnh. Cảnh sinh hoạt nhà em diễn ra vào lúc mẹ làm cơm, bố phỏng vấn em tôi lớn lên làm gì? Còn tôi thì bố chê lười và bẩn.
Tôi rất thích ngôi nhà như một người ruột thịt vì nó đã chứng kiến bao kỉ niệm thơ ấu của tôi.
Tả cái cặp
Bài làm 1
Mai ơi! Chị được mẹ mua cho cho chiếc cặp mới này1 Đó là tiếng khoa khoang của chị tôi. Vừa nghe tiếng gọi, tôi chạy xuống nhà ngay cùng chị xách cặp lên.
Hai chị em vừa xách cặp lên mùi thơm của vải mới đã bay vào mũi tôi. Không phải chỉ thơm mùi vải mới mà chiếc cặp được thiết kế rất hay. chiếc cặp hình chữ nhật, bốn góc lượn tròn. Tôi để ý thấy chiều dài của cặp là ba ba cm và rộng hai lăm cm. Toàn cặp được phủ màu vàng cam ấm áp như nắng mùa thu và viền đỏ au. Trên nắp cặp hình chú chó bông đang chổng mông lên trên, trông rất ngộ nghĩnh và có khoá nhựa đẻ chị thuận lợi mang cặp đến trường. Đằng sau cặp có hai quai đeo và một quai xách. “Rặp” tiếng khoá phát ra khi tôi và chị mở cặp. Bên trong cặp có bốn ngăn. gồm ba ngăn chính và một ngăn phụ. Ngăn phụ có khoá nho nhỏ để mở ra đóng vào. chiếc khoá như đầu tàu nhỏ. Chị bảo: “Ba ngăn chính chị sẽ đựng sách vở, còn ngăn phụ thì chị để hộp bút”. Có chiếc cặpnày chắc chắn chị sẽ để sách vở được nhiều hơn mà mang đến trường không bị cồng kềnh.
Nhìn nét mặt tươi rói của chị, tôi nghĩ chị rất vui vì có chiếc cặp này.
Bài làm 2
“Ôi đẹp quá, cảm ơn mẹ!” Em đã nói với mẹ như vậy khi mẹ chuẩn bị cho em một chiếc cặp để em mang đến lớp vào năm học này.
Chiếc cặp xinh xắn này to phải đến hai quyển sách tiếng Việt lớp 1 của em em chập lại. Quan sát chiếc cặp em thấy là nó có nhiều màu đỏ nhất. Nắp cặp được trang trí hình mèo con Tom và chuột Jery, nhân vật hoạt hình mà em thích nhất. Quai cặp của em xanh nhạt êm như được lót bông, làm em cảm thấy đỡ nặng rất nhiều mỗi khi cần mang nhiều sách vở. cách mở cặp thế nào nhỉ? Em hỏi thì mẹ bảo: “Con xem này, chỉ cần lật cái hình bán nguyệt này lên, là con mở được”. à, thì ra là thế! Xem ra cũng dễ mở đấy. Biết cách mở ròi, em mở cặp ra. ồ! cặp được lót cao su, mềm và mịn hơn giả da ở ngoài nhiều. Cặp có ba ngăn. Hai ngăn to một ngăn em đựng sách vở, ngăn kia em đựng giấy kiển tra và hộp bút. Còn ngăn nhỏ nhất em đựng đồ dùng kĩ thuật, nhẹ lắm. Em ưu tiên ngăn nhỏ nhất mà.
Chiếc cặp em đang đeo dường như đã trở thành người bạn tốt của em. Em sẽ giữ gìn nó được nguyên vẹn để có thể ở với em mãi mãi.
Tả chiếc bút chì
Bài làm 1
Bước vào năm học mới, mẹ mua cho em một cây bút chì, trông nó thật xinh xắn dễ thương.
Cây bút chì còn thơm mùi gỗ và nước sơn. Nó dài hơn một gang tay, thân bút tròn và to hơn chiếc đũa. Bút chì được sơn màu vàng óng, trên đó nổi bật hàng chữ màu đen: Bút chì Hông Hà. Đầu bút có cái đai mạ kền sáng bóng bọc lấy một miếng tẩy nhỏ màu xanh nõn chuối. Em quay đầu bên kia lên xem ruột chì thì thấy nó nhỏ, đen, tròn nằm chính giữa bút chì và chạy dọc theo chiều gỗ.
Em lấy cái gọt bút chì gọt nhẹ và xoay tròn cây bút, lưỡi dao sắc, những mảnh gỗ mỏng, nhỏ, dài chạy ra để lộ ruột chì đen nhánh. Em cầm bút vẽ thử chú chuột Mickey trên trang giấy trắng. Nét bút đen, đậm nhạt theo nét vẽ hiện dần trông thật đẹp mắt.
Không biết từ lúc nào, chiếc bút chì đã trở thành người bạn thân thiết của em. Khi dùng để chữa bài hoặc vẽ. Mỗi khi làm xong, em đều cẩn thận cho bút vào hộp để khỏi bị gãy.
Bài làm 2
Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bút chì giúp em chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dòng chữ nắn nót. Giúp em đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dáng cặp như một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại. Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với màu trắng. Nổi bật nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu.
Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệm mút rất êm để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp là chiếc khóa cặp. Khóa cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bên ngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào hai bên.
Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn to và hai ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn to thứ hai em đựng vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóa kéo trông thật bí mật nằm gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựng một ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai ngăn nhỏ bên ngoài trông như hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô, còn một ngăn em đựng nước uống.
Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này. Chiếc cặp sẽ mãi là người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.
Tả chiếc áo đồng phục mùa đông
Mùa thu đã qua. Sang mùa đông. Một buổi sáng cũng như bao nhiêu buổi sáng khác, em bước trên giường xuống thấy trong người giá lạnh. Mẹ em bảo:”Hôm nay đi học con…mặc chếc áo đồng phục mùa đông vào cho ấm”
Nhìn chiếc áo, em thấy dáng áo bo mặc trông rất khoẻ. Chiếc áo đồng phục của em có hai màu: phần trên áo có màu trắng, phần dưới áo là màu xanh thẫm. Vải áo mềm mại, mặc chiếc áo lên em thấy rất tiện cho các hoạt động của lớp của trường.
Áo có hai lớp mặc nên rất ấm. Áo kéo phec – mơ – tuya rất tiện kéo lên kín cổ rất ấm. Chiếc áo đồng phục của em, phần dưới của áo có hai túi chéo có viền màu trắng nổi bật trên nền vải màu xanh. Nách áo rộng, tay áo không qúa dài nên đủ để mặc một chiếc áo len ở trong. Phái bên tay trái áo có gắn phù hiệu của trường. Mỗi khi lấy chiếc áo ra khỏi tủ và mặc em rất hãnh diện vì mình là học sinh trường tiểu học Quỳnh Lôi.
Tả cái đồng hồ báo thức
Cả nhà em chỉ có một chiếc đồng hồ và đấy là chiếc đồng hồ để bàn. Từ mấy măn nay nó vẫn đứng ở một góc bàn nước, phía trước chân thờ, ngay gian giữa của ngôi nhà ba gian 2 trái bằng gỗ.
Chiếc đồng hồ đó do Việt Nam sản xuất, dài và dày mình, cầm hơi nặng tay. Bố em mua nó trong một lần về họp ở Hà Nội, cách dây đã hơn ba năm.
Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ vàng. Phần nhựa ít trầy xước nhưng phần mạ vàng đã bị hoen, tróc. Nó đứng bằng ba chân, hai chân trước mạ vàng còn chân sau bằng nhựa. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên phải một ô vuông mạ vàng có bảng số chỉ ngày. Quanh ô vuông là trang trí mạ bạc. Bên trái là phần chính , lớn hơn,gồm một vòng 12 con số, từ số 1 đến số 12. Ba chiếc kim có độ dài ngắn khác nhau,và tốc đọ di chuyển khác nhau. Kim giây mảnh mai, màu đỏ quay liên tục Kim phút to hơn nhưng ngắn hơn, lúc lúc mới nhích một bước ngắn. Kim giờ tưởng như không chạy nhưng vẫn thầm lặng quay chậm chạp.
Bác đồng hồ đứng đấy, im lặng theo dõi mọi người, im lặng ngắm nhìn căn nhà. Tiếng tích tắc đều đặn lúc vắng vẻ nghe rất rõ, lúc đông người tèo chuyện thì hầu như bị chìm đi. Thế nhưng lúc nào cũng vậy dù ngày hay đêm, bác vẫn cần mẫn làm việc. Ai cần đến bác thì có mặt ngay. Mỗi sáng, vào lúc 6 giờ, bác reng reng một hồi dài gọi cả nhà thức dậy, tiếng bác đnah gọn, thanh thoát, hối hả thúc giục … Mỗi ngày bác chỉ cần lên giây một lần , vào một giờ nhất định. Em thường xuyên lo công việc đó và hầu như không bao giờ quên.
Có bác đồng hồ, em đi học đúng giờ, bố đi làm đúng giờ còn mẹ em biết lúc nào cần thổi cơm. Cả nhà đều quý bác và giữ gìn bác cẩn thận.
Tin tức - Tags: bài văn, đồ vật, tả đồ vậtCha mẹ hãy hình thành thói quen đọc sách cho con từ bé
Tiểu sử nhà Toán học Richard Dedekind
Tiểu sử nhà Toán học Cauchy Augustin
Tiểu sử nhà Toán học Niels Henrik Abel
10 kỹ năng sơ cứu không thể thiếu với gia đình có trẻ nhỏ
Phân phối chương trình THCS môn Toán khối lớp 6, 7, 8, 9
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Vật lý luyện thi THPT quốc gia 2018