Chuyên đề hàm số bậc nhất y = f(x) = ax + b ôn thi vào lớp 10
I. Định nghĩa hàm số bậc nhất
Hàm số bậc nhất có dạng : y = f(x) = ax + b (a ≠0). trong đó các hệ số gọi là :
b: tung độ góc ; a: hệ số góc.
II. Khảo sát hàm số bậc nhất
1. TXĐ: R.
2. Tính đơn điệu : Hàm số y = ax + b (a ≠ 0) xác định với mọi x thuộc R.
- Nếu hệ số a > 0 thì hàm số đồng biến.
- Nếu hệ số a < 0 thì hàm số nghịch biến.
3. Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng:
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ là b, b gọi là tung độ góc.
- Song song đồ thị của hàm số y = ax.
III. Vị trí tương đối hai đường thẳng
Cho hai đường thẳng (D1) y = a1x + b1 (a1 ≠ 0) và (D2) y = a2x + b2 (a2 ≠ 0)
(D1) song song (D2) khi: a1 = a2 và b1 ≠ b2
(D1) trùng nhau (D2) khi: a1 = a2 và b1 = b2
(D1) cắt nhau (D2) khi: a1 ≠ a2
IV. Phương pháp Tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng
- Bước 1. Gọi A(x0; y0) là giao điểm của (d1) : y = f1(x) và (d2): y = f2(x)
- Bước 2. Phương trình hoành độ giao điểm : f1(x0) = f2(x0)
- Bước 3. Giải phương trình tìm được x0. suy ra y0.
Tìm được A(x0; y0)
————————————————
Giải bài tập mẫu:
Bài 1 : Trên cùng một hệ trục tọa độ cho 2 đường thẳng : y = –2x (D1) ; y= x + 3 (D2)
- Vẽ (D1) và (D2) trên cùng hệ trục tọa độ.
- Tìm tọa độ giao điểm A của (D1) và (D2) bằng phép toán.
Giải.
Vẽ (D1): y = -2x
TXĐ: R ; a = -2 < 0 => hàm số nghịch biến.
Bảng giá trị :
x | 0 | 1 |
y = –2x | 0 | –2 |
đồ thị (D1) là đường thẳng đi qua góc tọa độ và điểm A(1; -2).
Vẽ (D2): y= x + 3
TXĐ : R ; a = 1 > 0 => hàm số đồng biến.
Bảng giá trị :
x | 0 | 1 |
y= x + 3 | 3 | 4 |
đồ thị (D2) là đường thẳng đi qua điểm B(0; 3) và C(1; 4).
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (D1) và (D2):
–2x = x + 3
⇔ x = –1 => y = –1 + 3 = 2 Vậy : (D1) cắt (D2) tại M (-1; 2).
BÀI 2 : cho 2 đường thẳng : y = 4x – 5 (D1) ; y = –2x + 3 (D2). Viết phương trình đường thẳng (D) song song với (D1) và cắt (D2) tại điểm có tung độ bằng 5.
Giải.
Phương trình đường thẳng (D) có dạng: y = ax + b
(D) //(D1) : y = 4x – 5 => a = 4
=> (D): y = 4x + b ta có : (D1) và cắt (D2) tại A(xA; 5)
A(xA; 5) ∈ (D2) : y = –2x + 3 ⇔ 5 = –2xA + 3
⇔ xA = 2 : –2 = –1
mà: A(-1; 5) ∈ (D): y = 4x + b
⇔ 5 = 4(–1) + b
⇔ b = 9
Vậy (D): y = 4x + 9
BÀI 3 : Cho 2 đường thẳng : y = –3x + 1 (D1) ; y = 2x + 3 (D2) thẳng (D) vuông góc với (D1) tại giao điểm của (D1) và (D2).
Giải.
Phương trình đường thẳng (D) có dạng : y = ax + b
(D) vuông góc (D1) : y = –3x + 1 nên : –3.a = –1 ⇔ $ \displaystyle \frac{1}{3}$
⇒ (D): $ \displaystyle y=\frac{1}{3}x+b$
Phương trình hoành độ giao điểm của (D1) và (D2) :
–3x + 1 = 2x – 9
⇔ x = 2 => y = 2 . 2 – 9 = –5
(D1) cắt (D2) tại A(2; –5)
A(2; –5) ∈ (D): $ \displaystyle y=\frac{1}{3}x+b$
⇔ $ \displaystyle -5=\frac{1}{3}.2+b$
⇔ $ \displaystyle b=\frac{-17}{3}$
BÀI 4 : Cho đường thẳng: y = (m – 1)x + 3m + 2 (Dm) ;
- Xác định m để đường thẳng(Dm)đi qua điểm A(1; 5).
- Xác định m để đường thẳng(Dm)đồng biến trên R.
Giải.
A(1; 5) ∈ (Dm) nên: 5 = (m – 1).1 + 3m + 2
⇔ m = 1
đường thẳng(Dm) đồng biến trên R khi: m – 1 > 0
⇔ m > 1.