Cha mẹ hãy hình thành thói quen đọc sách cho con từ bé
Giữa quá nhiều phương pháp giáo dục sớm và nuôi dạy con thông minh, thì đọc sách vẫn là phương pháp đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện nhất.
Việc đọc sách không chỉ tạo cho con bạn thói quen tốt mà đọc sách còn giúp cho bé có thêm nhiều kiến thức và khám phá thêm nhiều điều thú vị khi mà bé rảnh rỗi.
1.Giai đoạn vàng giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách
Thông thường, giai đoạn 4 tuổi đến 5 tuổi rưỡi được coi là thời điểm thích hợp để dạy trẻ hình thành thói quen đọc sách. Với những trẻ nhanh nhạy và thông minh thì thời điểm này có thể sớm hơn. Kiên trì chỉ bảo con trẻ thì chỉ khoảng hơn 6 tuổi là bé sẽ có thói quen đọc sách.
2. Một số biểu hiện của trẻ khi ở giai đoạn hình thành thói quen đọc sách
– Hiếu kỳ với các loại sách, khi được đi hiệu sách hoặc thư viện thì rất thích thú, xem hết quyển này đến quyển khác.
– Thích được nghe đọc sách hoặc thích kể lại những câu chuyện mình được nghe cho người khác với trí tưởng tượng phong phú.
– Thích đọc to, khi xem sách không hiểu chữ thậm chí còn nhìn tranh tự kể lại chuyện theo trí tưởng tượng.
Giai đoạn có những biểu hiện này được coi là giai đoạn vàng để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. Nếu cha mẹ bỏ qua giai đoạn này thì về sau luyện đọc sách cho trẻ sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, tầm trên dưới 12 tuổi được coi là “giai đoạn bạc” cho trẻ đọc sách, đây là giai đoạn bổ sung để hình thành thói quen đọc sách. Nếu cha mẹ tiếp tục bỏ qua giai đoạn này, việc đọc sách của một đứa trẻ gần như đã được định hình về cơ bản.
3. Những điểm cha mẹ cần lưu ý khi hình thành thói quen đọc sách cho trẻ
Để hình thành thói quen đọc sách cho con thì chính cha mẹ nên làm gương trước. Cha mẹ thích đọc sách và thường xuyên đọc trước mặt con sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ cũng có hứng thú và muốn được làm điều giống bố mẹ.
Đồng thời, cha mẹ cũng tạo điều kiện cho con có điều kiện tốt nhất để hình thành thói quen này như chọn lựa sách thiếu nhi phù hợp với con, môi trường yên tĩnh khi con đọc…
Lựa chọn sách cho trẻ
Trẻ thường hay có thói quen mô phỏng hành động và lời nói của các nhân vật trong truyện vì vậy tiếp xúc với sách hay sẽ có ảnh hưởng tích cực đến trẻ và ngược lại. Vì vậy lựa chọn sách phù hợp sẽ giảm được những ảnh hưởng tiêu cực cho trẻ.
Ban đầu, cha mẹ nên chọn cho trẻ những loại sách nhiều hình minh họa, tình tiết dễ hiểu và nội dung có trọng điểm. Sau đó dần dần để ý xem trẻ thích loại sách nào để có lựa chọn phù hợp.
– 9 tháng – 1 tuổi: loại sách bìa cứng với màu sắc rực rỡ tươi sáng, cha mẹ vừa cho con xem vừa đọc to tên của đồ vật trong tranh để kích thích sự phát triển não của trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ bi bô tập nói.
– 1 – 2 tuổi: Các loại sách với những hình ảnh minh họa gắn liền với cuộc sống thường ngày như các hình ảnh về đồ dùng nấu ăn, đồ điện gia dụng, đồ nội thất, vật nuôi… để trẻ nhận biết.
– 2 – 3 tuổi: Bắt đầu đọc cho trẻ những câu chuyện ngắn, cố gắng cho con hiểu được các từ và nội dung câu chuyện một cách đơn giản nhất.
– 3 – 4 tuổi: Lựa chọn cho con các câu chuyện có hoàn cảnh và chi tiết hơn một chút, nhưng tốt nhất vẫn là các loại sách truyện có tranh là chủ yếu để phát triển trí tưởng tượng của trẻ, tốt cho việc bồi dưỡng sở thích đọc sách của trẻ.
– 4 – 5 tuổi: Bắt đầu cho trẻ làm quen với sách có nội dung dài và liên quan đến nhau để kích thích trẻ tò mò với các tình tiết sau mà có hứng thú đọc.
– 5 – 6 tuổi: Ở giai đoạn này trẻ bắt đầu có hứng thú với một số hiện tượng vấn đề khoa học thực tế, các hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày khiến trẻ tò mò và thúc đẩy tư duy phát triển của trẻ. Giai đoạn này cha mẹ nên chú ý và hỗ trợ để trẻ được phát triển tối đa.
– 6 – 7 tuổi: Giai đoạn này trẻ hứng thú với các câu truyện cổ tích vì những câu truyện này đáp ứng được trí tưởng tượng không giới hạn của trẻ.
– 8 – 10 tuổi: Giai đoạn này có thể cho trẻ tiếp xúc với các loại sách về lịch sử đơn giản, thời kỳ này trẻ cũng đã có thể đọc được trôi chảy nên để trẻ tự khám phá, tự đọc.
– 10 – 12 tuổi: Giai đoạn này con có thể tự do lựa chọn loại sách theo sở thích nhưng vẫn dưới sự giám sát của cha mẹ, hình thành cho trẻ thói quen tự đọc sách.
Mỗi một giai đoạn phát triển khác nhau sẽ có các loại sách và các phương pháp khác nhau để hình thành thói quen đọc sách cho trẻ. Điều quan trọng nhất là cha mẹ chỉ nên là người định hướng không ép trẻ nếu trẻ không thích.
4. Cho trẻ kể lại các câu chuyện đã được nghe
Cho trẻ kể lại các câu chuyện đã được nghe để bồi dưỡng khả năng ghi nhớ, tư duy logic, khả năng biểu đạt, kỹ năng diễn xuất của trẻ. Thông thường, một đứa trẻ hay được luyện kể chuyện lại sẽ có vốn từ phong phú hơn. Nhưng cần chú ý là không nên ép trẻ nếu trẻ không muốn làm.
Nếu hình thành được thói quen đọc sách cho trẻ thì sách sẽ trở thành người bạn thân thiết của con, là món quà quý giá cho con thêm kiến thức suốt đời.
Tiểu sử nhà Toán học Richard Dedekind
Tiểu sử nhà Toán học Cauchy Augustin
Tiểu sử nhà Toán học Niels Henrik Abel
10 kỹ năng sơ cứu không thể thiếu với gia đình có trẻ nhỏ
Phân phối chương trình THCS môn Toán khối lớp 6, 7, 8, 9
Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Vật lý luyện thi THPT quốc gia 2018
30 câu trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 6 có đáp án