Cách tính nhẩm, ước lượng thương khi chia cho số có 2 hoặc 3 chữ số
Bài viết này dạy học sinh lớp 4 cách tính nhẩm và ước lượng thương khi chia cho số có 2 hoặc 3 chữ số qua các ví dụ minh họa.
Nhiều học sinh cảm thấy rất khó khăn với các phép chia cho số có 2 chữ số, 3 chữ số. Sau khi đọc bài viết này các em sẽ chia một cách thành thục.
Để làm được phép chia cho số có 2, 3, 4…nhiều chữ số, các em phải tính nhẩm được phép chia cho số có 1 chữ số đã học ở lớp 2.
Ví dụ:
42 : 7 = 6; do 6 x 7 = 42
35 : 6 = 5 dư 5; do 5 x 6 + 5 = 35
58 : 6 = 9 dư 4 do 9 x 6 + 4 = 58
…
(*Chú ý: số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia)
Cách ước lượng thương khi chia cho số có 2 chữ số
Ví dụ 2: 840 : 35 =? Chia theo thứ tự từ trái sang phải. Các bước làm như sau:
84 chia cho 35 được 2 viết 2 (ở đây lấy 8 chia cho 3 được 2);
2 nhân 5 được 10 viết 0 nhớ 1;
2 nhân 3 được 6 nhớ 1 là 7 viết 7;
84 trừ 70 được 14 viết 14;
Hạ 0, được 140 chia 35 được 4 (Ta lấy 14 chia cho 3 được 4) viết 4.
4 nhân 5 được 20 viết 0 nhớ 2;
4 nhân 3 được 12 nhớ 2 (cộng thêm vào) là 14 viết 14;
140 trừ 140 bằng 0 viết 0. Phép chia có số dư là 0 ⇒ Chia hết.
Vậy 840 : 35 = 24.
Ví dụ 2: 352 : 27 =? Chia theo thứ tự từ trái sang phải. Các bước làm như sau:
35 chia cho 27 được 1 viết 1 (ở đây lấy 3 chia cho 2 được 1);
1 nhân 7 được 7 viết 7;
1 nhân 2 được 2 viết 2;
35 trừ 27 được 8 viết 8;
Hạ 2, được 82 chia 27 được 3 (Ta lấy 8 chia cho 2 được 3, không lấy 4 vì 4 x 27 = 98 > 82) viết 3.
3 nhân 7 được 21 viết 1 nhớ 2;
3 nhân 2 được 6 nhớ 2 (cộng thêm vào) là 8 viết 8;
82 trừ 81 bằng 1 viết 1. Phép chia có số dư là 1.
Vậy 352 : 27 = 13 dư 1.
Bài tập: Thực hiện các phép cho số có 2 chữ số
375 : 15 =… 327 : 24 =… 629 : 42 =… | 1225 : 62 =… 1900 : 25 =… 6724 : 76 =… | 82115 : 79 =… 87425 : 55 =… 31104 : 96 =… |
Cách ước lượng thương khi chia cho số có 3 chữ số
Cũng tương tự như trên, các em xem ví dụ dưới đây.
Ví dụ 2: 8190 : 234 =? Chia theo thứ tự từ trái sang phải. Các bước làm như sau:
819 chia cho 234 được 3 viết 3 (ở đây lấy 8 chia cho 2 được 3, không được 4 vì 4 x 234 = 936 > 819);
3 nhân 4 được 12 viết 2 nhớ 1;
3 nhân 3 được 9 nhớ 1 là 10 viết 0;
3 nhân 2 được 6 nhớ 1 là 7 viết 7;
819 trừ 702 được 117 viết 117;
Hạ 0, được 1170 chia 234 được 5 (Ta lấy 11 chia cho 2 được 5) viết 5.
5 nhân 234 được 1170 viết 1170;
1170 trừ 1170 bằng 0 viết 0. Phép chia có số dư là 0 ⇒ Chia hết.
Vậy 8190 : 234 = 35.
Ví dụ 2: 52896 : 456 =? Chia theo thứ tự từ trái sang phải. Các bước làm như sau:
528 chia cho 456 được 1 viết 1 (ở đây lấy 5 chia cho 4 được 1);
1 nhân 456 được 456 viết 456;
528 trừ 456 được 72 viết 72;
Hạ 9, được 729 chia 456 được 1 viết 1;
1 nhân 456 được 456 viết 456;
729 trừ 456 được 273 viết 273;
Hạ 6, được 2736 chia 456 được 6 (Ta lấy 27 chia cho 4 được 6) viết 6.
6 nhân 456 được 2736 viết 2736;
2736 trừ 2736 bằng 0 viết 0. Phép chia có số dư là 0 ⇒ Chia hết.
Vậy 52896 : 456 = 1156.
Bài tập: Thực hiện các phép cho số có 3 chữ số
375 : 125 =… 7490 : 214 =… 27495 : 423 =… | 12225 : 612 =… 19000 : 525 =… 276480 : 768 =… | 383454 : 729 =… 874225 : 555 =… 311104 : 196 =… |
Cách so sánh 2 phân số cùng mẫu, khác mẫu – Toán lớp 4
Bộ đề ôn tập ở nhà môn Toán lớp 4 trong thời gian nghỉ dịch Corona
Sử dụng phương pháp dùng đơn vị quy ước để giải một số bài toán về công việc chung
Phiếu bài tập ôn ở nhà lớp 4 nghỉ dịch Corona ngày 15/4
54 bài toán vui lớp 4 có lời giải
Các hướng phát triển bài toán chia hết – Toán lớp 4
Một số lỗi thường gặp khi bắt đầu học Toán phân số lớp 4