9 bước để ghi nhớ mọi nội dung học hiệu quả
Không chỉ có các môn khoa học xã hội cần ghi nhớ nhiều. Các quy luật, tính chất, định lý…của môn khoa học tự nhiên cũng buộc bạn phải ghi nhớ để áp dụng vào bài tập.
Bước 1: Chuẩn bị
Để tối ưu hóa khả năng ghi nhớ, hãy chú ý đến môi trường mà bạn chọn. Đối với hầu hết mọi người, môi trường tốt để nhớ đồng nghĩa với việc chọn một khu vực yên tĩnh, trong khi đó số khác có khả năng học tốt hơn ở các khu vực công cộng. Hãy tìm cho mình một môi trường mà bạn cảm thấy phù hợp nhất cho việc học tập của bạn.
Tiếp theo, hãy bắt đầu buổi học bằng cách uống một chút trà. Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định trà xanh được xem như một chất xúc tác tự nhiên để cải thiện trí nhớ.
Bước 2: Ghi âm lại những gì bạn đang cần nhớ
Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn đang cố gắng ghi nhớ thông tin từ một bài giảng. Sử dụng máy ghi âm để ghi lại những gì bạn đang được nghe và nghe đi nghe lại nhiều lần. Nếu bạn đang cố gắng để ghi nhớ một bài phát biểu, hãy đọc lớn chúng lên và ghi âm lại.
Sau đó bạn hãy nghe lại bản ghi âm của chính mình. Bởi những đoạn ghi âm sẽ giúp bạn thấy được nhiều ngữ cảnh hơn của một bài giảng, điều đó sẽ giúp bạn học được nhanh hơn.
Bước 3: Viết ra mọi thứ
Trước khi bạn bắt đầu cố gắng gợi lại tất cả mọi thứ từ bộ nhớ của mình, hãy viết lại các thông tin. Điều này sẽ giúp bạn trở nên quen thuộc hơn với những gì bạn đang cố gắng để ghi nhớ. Làm điều này trong khi nghe đoạn băng ghi âm cũng có thể giúp bạn giữ lại rất nhiều dữ liệu.
Bước 4: Sắp xếp các ghi chú
Bây giờ bạn đã có một tập ghi chú ghi lại tất cả những gì bạn cần nhớ, hãy tách chúng ra thành nhiều phần. Điều này là lý tưởng cho người học bằng thị giác, đặc biệt là nếu bạn sử dụng mã màu để phân biệt các chủ đề khác nhau. Nó sẽ giúp bạn chia nhỏ các thông tin đang được ghi lại trong bộ não của bạn.
Bước 5: Áp dụng phương pháp lặp đi lặp lại thông tin
Đối với mỗi dòng văn bản, hãy lặp đi lặp lại nó một vài lần và cố gắng nhớ lại nó mà không cần nhìn. Khi bạn ghi nhớ được từng phần của văn bản, tiếp tục tích lũy bằng cách nạp thêm các thông tin mới vào những gì bạn vừa học được. Việc này có thể giúp bạn nhớ được tất cả mọi thứ trong bộ nhớ ngắn hạn của bạn mà không bị phai mờ.
Không chuyển sang học phần khác cho đến khi bạn đã thuộc lòng hoàn toàn phần mà bạn đang học. Phương pháp này phần nhiều là giống cách học trực quan, nhưng nếu bạn đang lặp lại văn bản cần học bằng cách đọc thành tiếng thì bạn cũng có thể áp dụng phương pháp học bằng thính giác
Bước 6: Hãy viết ra những gì mà bạn đã nhớ
Bây giờ bạn đã có thể nhớ lại toàn bộ những gì cần nhớ, hãy viết ra tất cả chúng từ bộ nhớ của bạn. Điều này sẽ củng cố lại những gì bạn vừa học bằng cách vận dụng luôn kiến thức đó giống như kinh nghiệm mà bạn có.
Bước 7: Dạy lại cho một ai đó (hoặc chính bạn)
Bạn có thể làm điều này bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể giảng dạy kiến thức cho một người nào đó đang ngồi ngay trước mặt bạn, hoặc ngồi trước gương, giảng cho chính bạn, nếu bạn không thể thuyết phục bất cứ ai ngồi nghe bạn nói, và hãy giải thích lại tất cả mọi thứ đã nhớ một cách ngẫu hứng.
Nếu những gì bạn đã học được cần phải đọc lại nguyên văn, kiểu như học thuộc lòng, vậy hãy thử đọc lại mọi thứ trước mặt một ai đó. Nó sẽ mang đến cho bạn cảm giác như nói trước đối tượng thực sự của mình.
Bước 8: Nghe các đoạn ghi âm thường xuyên
Hãy nhẩm lại các thông tin nhiều lần bằng cách nghe lại đoạn ghi âm của bạn. Đây là cách học bằng thính giác, nhưng nó vẫn sẽ bổ sung thông tin mà bạn đã nạp vào bộ nhớ hữu hạn của mình.
Bước 9: Hãy nghỉ ngơi
Cuối cùng, hãy để tâm trí của bạn thoải mái. Dành một khoảng thời gian ngắn không nghĩ về việc học và tất nhiên sau khoảng thời gian nghỉ ngơi bạn sẽ lại quay trở lại việc học. Đầu óc thư thái sẽ giúp bạn biết được những gì mình còn yếu để tập trung vào.