7 cách dạy trẻ nghe lời mà không cần hình phạt
Làm thế nào để trẻ nghe lời mà không cần phải sử dụng đòn roi? Vấn đề này được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm bởi nó là cách dạy con tiên tiến ở nhiều quốc gia.
Và phương pháp giáo dục không dùng đòn roi là nhân văn và được nhiều phụ huynh đón nhận nhất.
Và sự thật, việc cha mẹ đưa ra quy tắc để kiểm soát trẻ hay kỷ luật không chính đáng chỉ khiến cho trẻ nghe lời trong miễn cưỡng và không hề khích khích sự tự tin, giao tiếp tốt của trẻ. Điều này giống như bạn đã làm một việc không đúng với mục đích ban đầu của mình.
Vì vậy, các chuyên gia cho biết, việc kỷ luật là không cần thiết mà yếu tố then chốt chính là giao tiếp. Và trong phạm vi bài viết dưới dây, Timgiasuhanoi.com chia sẻ với các bố mẹ những cách dạy trẻ nghe lời không cần hình phạt.
1. Hãy làm tấm gương tốt cho trẻ
Con trẻ thường học mọi thứ từ người thân, đặc biệt là cha mẹ – người gần gũi với trẻ nhất. Vì vậy, nếu trẻ được chứng kiến mối quan hệ tốt đẹp, những việc tử tế, tôn trọng nhau từ cha mẹ chúng sẽ thích nghi và làm theo những giá trị tốt đẹp này. Như vậy, cha mẹ sẽ không phải mất nhiều thời gian để giáo dục con vì trẻ đã học được những điều tốt từ cha mẹ.
2. Suy nghĩ kỹ về hành động của chúng
Bạn có thể cảm thấy rất khó chịu, bực dọc khi trẻ đột nhiên trèo lên sofa hoặc lấy giấy và xé, bày ra khắp nhà. Nếu bạn mất bình tĩnh, bạn có thể chạy tới và quát hoặc đánh chúng. Tuy nhiên, bạn có bao giờ suy nghĩ vì sao trẻ lại làm vậy? Chúng đang cố tình phá phách hay đang gây sự chú ý đối với bạn, hay chúng đang buồn chán, bạn đã dành nhiều thời gian cho chúng chưa?
Phần đa trẻ nhỏ nghịch ngợm trong nhà chủ yếu do chúng quá buồn chán, cha mẹ ít thời gian quan tâm và muốn gây sự chú ý với cha mẹ. Hãy tìm hiểu kỹ suy nghĩ của trẻ đằng sau những hành vi của chúng để có thể hiểu và quan tâm đến trẻ nhiều hơn thay vì phạt chúng.
3. Khuyến khích con bày tỏ và chia sẻ cảm xúc
Nếu để cảm xúc dồn nén quá nhiều, đến một lúc nào đó trẻ sẽ nổi loạn và trở lên bướng bỉnh hơn bao giờ hết. Điều này thường xảy ra đối với trẻ ở tuổi thanh thiếu niên và trẻ đang lớn, chúng thường có xu hướng chai lỳ cảm xúc. Do đó, cha mẹ hãy khuyến khích các thành viên trong gia đình nên giao tiếp nhiều với nhau sẽ giúp con học được cách thể hiện cảm xúc và chia sẻ cảm xúc của mình.
Việc thừa nhận sự giận dữ của con cũng giúp chúng được giải phóng những khó chịu trước khi biến thành cơn thịnh nộ.
4. Tạo ra những thử thách với trẻ
Chăm sóc và dạy dỗ trẻ không chỉ là bản năng mà còn phải là kỹ năng và học hỏi trong quá trình nuôi dạy con. Trong đó, cách tạo ra thử thách với trẻ là một trong những kỹ năng cha mẹ cần học hỏi. Ví dụ, khi thấy trẻ không thích mặc quần áo, hãy nói với chúng rằng: “Mẹ cá là con không thể mặc đồ dưới 3 phút”. Tương tự như vậy, nếu như trẻ ghét làm điều gì đó hãy tạo ra thử thách với con. Những thử thách đó cần theo hướng tích cực để khuyến khích sự tự lập của trẻ. Nhờ vậy, trẻ dần sẽ đi và nề nếp và không bướng bỉnh, khó bảo. Cha mẹ cũng không cần phải dùng bất kỳ hình phạt nào đối với trẻ khi con phạm lỗi.
5. Hãy cho trẻ thử nghiệm
Bạn có thể lo lắng trẻ không thể tự xúc cơm ăn, không thể mặc được quần áo, không thể tự mình đánh răng… Và bạn có thể sẽ không cho trẻ làm những điều đó. Vì bạn lo lắng phải dọn dẹp những thứ trẻ bày ra, sẽ mất thời gian của bạn. Nhưng bạn càng lo lắng thì càng khiến trẻ không có cơ hội và trải nghiệm để trưởng thành.
Hãy cho trẻ có cơ hội trải nghiệm và học hỏi. Con của bạn bạn liên tục học hỏi về thế giới, do đó chúng không đảm bảo được việc làm tất cả những điều bạn không thích hoặc không an toàn trước khi chúng nhận ra việc đó thực sự đúng hay sai.
Do đó, cha mẹ hãy chấp nhận cho trẻ thử nghiệm, để sau đó việc dạy trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
6. Cha mẹ phải hiểu tính cách của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và không hề giống nhau. Do đó không thể áp dụng rập khuôn mọi đứa trẻ với nhau và cha mẹ cần tùy vào tính cách của trẻ mà giáo dục trẻ. Theo đó, một đứa trẻ năng động và có xu hướng bướng bỉnh cần có cách tiếp cận hoàn toàn khác đói với một đứa trẻ nhút nhát.
Nếu trẻ bướng bỉnh cần phải nghiêm khắc dạy dỗ và tuyệt đối không thỏa thuận với trẻ nếu việc trẻ thỏa thuận không hợp lý. Cha mẹ cũng nên áp dụng cách dạy “lạt mềm buộc chặt” đối với trẻ bướng bỉnh. Đối với trẻ nhút nhát thì nên dùng tình cảm để giáo dục trẻ tránh để trẻ càng sợ hãi và nhút nhát hơn.
7. Dạy trẻ theo phương pháp time out
Đây là phương pháp được chiều bậc cha mẹ đánh giá cao về hiệu quả giáo dục. Time out là phương pháp giáo dục không nước mắt. Chúng ta sẽ đặt một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác. Kế bên ghế không để bất kỳ cái gì khác và cho trẻ ngồi vào đó khi trẻ mắc lỗi.
Thời gian time out lý tưởng là bằng với độ tuổi của trẻ. Ví dụ trẻ 2 tuổi, thời gian sẽ là 2 phút, cứ như vậy tính thời gian theo số tuổi của trẻ. Thời gian phạt chỉ có ý nhắc nhở trẻ, sau đó hãy đến bên trẻ và phân tích về lỗi sai để trẻ hiểu.
Tin tức - Tags: dạy dỗ, dạy trẻ, đòn roi, hình phạtTóm tắt lý thuyết Hoá học 11
Một số BĐT trong các đề thi HSG và tuyển sinh ĐH-THPT quốc gia và lớp 10 chuyên Toán
Tuyển chọn một số bài toán bất đẳng thức hay và khó
Ứng dụng của đạo hàm trong chứng minh bất đẳng thức và bài toán tìm cực trị
Ứng dụng của một hệ quả của bất đẳng thức Schur
Phương pháp hệ số bất định trong chứng minh bất đẳng đẳng thức
Ứng dụng nguyên lí Dirichlet trong chứng minh bất đẳng thức