6 cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn
Trung tâm Gia sư Hà Nội chia sẻ với các em 6 cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn, đây là dạng toán thường có mặt trong bài hình học thi vào lớp 10.
Dưới đây là tóm tắt của 6 cách đó:
1) Chứng minh cho bốn đỉnh của tứ giác cách đều một điểm nào đó
Cho tứ giác ABCD và điểm I
Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn tâm I ⇔ IA=IB=IC=ID
2) Chứng minh tứ giác có tổng 2 góc đối bằng 180°
Cho tứ giác ABCD
Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp nếu góc A + góc C = 180° hoặc góc B + góc D = 180°
3) Chứng minh từ hai đỉnh cùng kề một cạnh cùng nhìn một cạnh dưới hai góc bằng nhau
Cho tứ giác ABCD
Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp ⇔ góc DAC = góc DBC cùng chắn cung DC
4) Nếu một tứ giác có tổng số đo hai góc đối bằng thì tứ giác đó nội tiếp được trong một đường tròn
Cho tứ giác ABCD
Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp ⇔ góc A + góc C = góc B + góc D. Đây là trường hợp đặc biệt của cách thứ 2.
5) Tứ giác có góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối của đỉnh đó thì nội tiếp được trong một đường tròn
Cho tứ giác ABCD
Tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp nếu góc ngoài đỉnh A bằng góc C, hoặc góc ngoài đỉnh B bằng góc D.
6) Chứng minh bằng phương pháp phản chứng
Với cách này, các em chứng minh tứ giác là các hình đặc biệt như hình vuông, hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành.
Sau khi đã học xong các cách chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn, các em đọc tiếp bài viết dưới đây:
>>Bài tập chứng minh tứ giác nội tiếp đường tròn có lời giải.
Bồi dưỡng Toán 9, Hình học 9 - Tags: đường tròn, nội tiếp, tứ giác, tứ giác nội tiếpChuyên đề: Phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối – Toán lớp 9
Một số bài tập điển hình ôn thi học kì Toán 9 có đáp án
24 bài tập về phép biến đổi đồng nhất
Ôn tập và bồi dưỡng Toán lớp 9 với 10 chuyên đề
Bài tập nâng cao chương 2 – Hình học 9: Đường tròn
Bài tập nâng cao chương 1 – Hình học 9
Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp trong đường tròn (Hình ảnh)